Khối tự nhiên gồm những môn nào? Khối tự nhiên gồm những ngành học nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
11/01/2024 13:15 PM

Xin cho tôi hỏi khối tự nhiên gồm những môn nào? Khối tự nhiên gồm những ngành học nào? - Hoàng Anh (Thanh Hóa)

Khối tự nhiên gồm những môn nào? Khối tự nhiên gồm những ngành học nào?

Khối tự nhiên gồm những môn nào? Khối tự nhiên gồm những ngành học nào? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Khối tự nhiên gồm những môn nào?

Theo cách phân chia của Bộ giáo dục thì khối tự nhiên bao gồm những môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học. Đây là các môn mang tính chất suy luận về các hiện tượng tự nhiên dựa trên những thực nghiệm được kiểm chứng chắc chắn.

2. Khối tự nhiên gồm những ngành học nào?

Những ngành phù hợp với các môn khối tự nhiên có thể tham khảo bao gồm:

- Nhóm ngành kinh tế:

+ Kinh tế;

+ Kế toán;

+ Marketing;

+ Tài chính ngân hàng;

+ Quản trị kinh doanh.

- Nhóm ngành Giáo dục:

+ Giáo dục mầm non;

+ Giáo dục tiểu học;

+ Giáo dục đại học;

+ Giáo dục thường xuyên;

+ Giáo dục quốc phòng;

+ Khoa học giáo dục…

- Nhóm ngành Truyền thông – Báo chí:

+ Ngôn ngữ Anh;

+ Quan hệ Quốc tế;

+ Quan hệ công chúng;

+ Báo chí;

+ Truyền thông đại chúng;

+ Quảng cáo và truyền thông thương hiệu;

+ Công nghệ truyền thông;

+ Ngôn ngữ học;

+ Tâm lý học…

- Nhóm ngành công nghệ thông tin:

+ Khoa học máy tính;

+ Kỹ thuật phần mềm;

+ Mạng máy tính;

+ An ninh mạng;

+ Truyền thông số;

+ Trí tuệ nhân tạo…

- Nhóm các trường Kỹ thuật:

+ Công nghệ thông tin

+ Công nghệ sửa chữa ô tô

+ Kỹ thuật điện

+ Công nghệ cơ khí ô tô

+ Công nghệ chế tạo máy

+ Cơ khí

+ Công nghệ sinh học, thực phẩm…

- Nhóm ngành Giao thông:

+ Giao thông đường bộ;

+ Giao thông đường sắt;

+ Hàng hải;

+ Hàng không;

+ Logistics…

- Nhóm ngành Xây dựng:

+ Kiến trúc;

+ Xây dựng công trình;

+ Quản lý xây dựng;

+ Kỹ thuật xây dựng

+ Công nghệ vật liệu xây dựng…

- Nhóm ngành Kiến trúc:

+ Kiến trúc;

+ Thiết kế nội thất;

+ Mỹ thuật;

+ Điêu khắc;

+ Thiết kế đồ họa;

+ Trang trí nội – ngoại thất;

+ Thiết kế thời trang;

+ Truyền thông đa phương tiện…

- Nhóm ngành Luật:

+ Luật dân sự;

+ Luật kinh tế;

+ Luật lao động;

+ Luật quốc tế…

- Nhóm ngành thuộc môi trường:

+ Khoa học môi trường;

+ Quản lý tài nguyên thiên nhiên;

+ Công nghệ môi trường…

- Nhóm ngành Y dược – Nông lâm – Thú y:

+ Chăn nuôi;

+ Công nghệ sinh học;

+ Bảo vệ thực vật;

+ Quản lý tài nguyên & môi trường;

+ Dược học;

+ Điều dưỡng… 

- Nhóm ngành ngoại giao:

+ Luật quốc tế;

+ Quan hệ quốc tế;

+ Ngoại giao;

+ Văn hóa học…

3. Đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT

Căn cứ theo Điều 12 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (sửa đổi tại Thông tư 05/2021/TT-BGDĐ) quy định đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT như sau:

- Đối tượng dự thi gồm:

+ Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;

+ Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;

+ Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;

+ Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

- Điều kiện dự thi:

+ Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;

+ Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định;

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;

+ Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;

+ Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 11,966

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn