Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 theo quy định mới nhất 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Mai Thanh Lợi
06/01/2024 09:55 AM

Xin hỏi về cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 theo quy định mới nhất 2024 đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 12? - Văn Thịnh (Hà Nội)

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 theo quy định mới nhất 2024

Hiện hành, việc tính điểm trung bình môn học kỳ 1 đối với lớp 6, 7, 8, 10 và 11 sẽ được áp dụng theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT; còn việc tính điểm trung bình môn học kỳ 1 đối với lớp 9 và lớp 12 sẽ được áp dụng theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (đã được sửa đổi bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT)

Tuy nhiên, tự chung lại, việc tính điểm trung bình môn học kỳ 1 đối với các lớp được thực hiện theo công thức sau đây:

ĐTBmhk = (TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck) : (Số ĐĐGtx + 5)

Trong đó:

- TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

- ĐĐGgk: Điểm đánh giá giữa kì.

- ĐĐGck: Điểm đánh giá cuối kì.

- ĐĐGtx: Điểm đánh giá thường xuyên.

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 theo quy định mới nhất 2024

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 theo quy định mới nhất 2024 (Hình từ internet)

Quy định về nhiệm vụ và quyền của học sinh

Nhiệm vụ và quyền của học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp đào tạo nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường dự bị đại học được quy định cụ thể tại Điều 82 và Điều 83 Luật Giáo dục 2019 như sau:

(1) Nhiệm vụ của học sinh:

- Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.

- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.

- Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.

(2) Quyền của học sinh

- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

- Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

- Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

- Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

- Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.

- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.

- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

- Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,008

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]