Tải App trên Android

Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế pháp luật (kèm đáp án)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
03/01/2024 09:31 AM

Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế pháp luật gồm những dạng câu hỏi nào? Thi môn Giáo dục kinh tế pháp luật bao nhiêu phút? – Như Hảo (Thái Bình)

Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế pháp luật (kèm đáp án)

Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế pháp luật (kèm đáp án) (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế pháp luật (kèm đáp án)

Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế pháp luật (kèm đáp án)

- Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế pháp luật sẽ có 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng đề thi:

+ Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm tại Việt Nam).

+ Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

+ Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

- Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Toán sẽ có 34 câu hỏi thay vì 50 câu hỏi như hiện nay do thêm dạng thức câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn đòi hỏi học sinh phải tư duy như hình thức tự luận. Dạng thức trả lời ngắn nhằm kiểm tra tư duy năng lực toán học ở mức cao hơn nên học sinh cần dành nhiều thời gian để có thể trả lời.

- Thời gian thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế pháp luật sẽ là 50 phút.

(Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo)

2. Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn gì? Có giống môn Giáo dục công dân không?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Thông tư 20/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT), Nội dung giáo dục công dân được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản

Môn Đạo đức (ở cấp tiểu học) và môn Giáo dục công dân (ở cấp trung học cơ sở) là những môn học bắt buộc. Nội dung các môn học này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học. Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

Như vậy, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật và môn giáo dục công dân là 02 môn khác nhau:

- Môn Giáo dục công dân (ở cấp trung học cơ sở) là môn học bắt buộc. Nội dung môn giáo dục công dân định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

- Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học. Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 16,530

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]