Vành bánh xe máy bằng hợp kim theo QCVN 46:2012/BGTVT

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
06/12/2023 07:45 AM

Ngoài vành bánh xe máy bằng thép, còn có loại vành bánh xe máy bằng hợp kim, vậy hiện nay vành bánh xe máy hợp kim được quy định thế nào?

Quy chuẩn về vành bánh xe máy bằng hợp kim

Quy định về vành bánh xe máy bằng hợp kim (Hình từ internet)

Quy chuẩn về vành bánh xe máy bằng hợp kim

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46:2012/BGTVT về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh hợp kim xe mô tô, xe gắn máy do Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BGTVT.

QCVN 46:2012/BGTVT áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu vành hợp kim, sản xuất lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy và các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật.

Trong đó, vành bánh xe máy bằng hợp kim được hiểu như sau:

+ Vành bánh xe máy hợp kim có kết cấu liền khối là vành hợp kim mà vành và các nan hoa hoặc mâm vành được chế tạo liền thành một khối từ hợp kim.

+ Vành bánh xe máy hợp kim có kết cấu ghép là vành hợp kim mà vành được chế tạo từ hợp kim và các nan hoa hoặc mâm vành được chế tạo từ hợp kim hoặc các vật liệu khác và chúng được lắp ghép với nhau.

Quy chuẩn kỹ thuật với vành bánh xe máy bằng hợp kim

(1) Quy định chung:

- Vành hợp kim phải được chế tạo đúng theo thiết kế hoặc tài liệu kỹ thuật của cơ sở sản xuất.

- Bề mặt vành hợp kim không được có vết rạn, nứt và các khuyết tật khác có thể nhìn thấy được.

- Trên vành hợp kim phải ghi mã đường kính và mã chiều rộng danh nghĩa của vành (tham khảo Phụ lục F) tại các vị trí có thể nhìn thấy được sau khi lắp lốp.

(2) Khả năng chịu mômen uốn:

Sau khi thử khả năng chịu mômen uốn (theo Phụ lục A) bề mặt vành hợp kim không được xuất hiện các vết nứt, không có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép.

(3) Khả năng chịu tải trọng hướng kính:

Sau khi thử khả năng chịu tải trọng hướng kính (theo Phụ lục B) bề mặt vành hợp kim không được xuất hiện các vết nứt, không có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép.

(4) Khả năng chịu va đập hướng kính:

Sau khi thử khả năng chịu va đập hướng kính (theo phụ lục C) bề mặt vành hợp kim không được xuất hiện các vết nứt, không có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép hay sự rò rỉ không khí đột ngột do vành bị hỏng.

(5) Khả năng chịu mômen xoắn:

Sau khi thử khả năng chịu mômen xoắn (theo Phụ lục D) bề mặt vành hợp kim không được xuất hiện các vết nứt, không có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép.

(6) Độ kín khí đối với vành lắp lốp không săm:

Sau khi thử độ kín khí (theo Phụ lục E) không được có sự rò rỉ không khí qua vành hợp kim thể hiện ở dạng bọt khí có thể nhìn thấy được.

Tài liệu kỹ thuật của vành bánh xe máy bằng hợp kim

Tài liệu kỹ thuật của vành hợp kim bao gồm:

- Bản vẽ kỹ thuật của vành hợp kim;

- Bản đăng ký thông số kỹ thuật thể hiện các thông tin sau đây:

+   Sử dụng cho loại lốp có săm hay không săm;

+   Ký hiệu kích cỡ lốp lớn nhất có thể lắp cho vành hợp kim thử nghiệm;

+   Áp suất lốp ;

+   Vị trí lắp trên xe;

+   Tải trọng cho phép lớn nhất tác dụng lên vành;

+   Sử dụng cho xe hai bánh hay ba bánh.

***

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, 

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,781

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]