Quy định phân công CSGT chỉ huy tại khu vực diễn ra các sự kiện, hội nghị

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
26/11/2024 17:15 PM

Dưới đây là nội dung quy định về phân công CSGT chỉ huy tại khu vực diễn ra các sự kiện, hội nghị.

Quy định phân công CSGT chỉ huy tại khu vực diễn ra các sự kiện, hội nghị

Quy định phân công CSGT chỉ huy tại khu vực diễn ra các sự kiện, hội nghị (Hình từ internet)

Ngày 12/11/2024, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 69/2024/TT-BCA quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Quy định phân công CSGT chỉ huy tại khu vực diễn ra các sự kiện, hội nghị

Cụ thể, Thông tư 69/2024/TT-BCA quy định về yêu cầu, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, nguyên tắc, biểu mẫu trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; phân công, phân cấp trong công tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.

Áp dụng đối với:

- Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông).

- Công an các đơn vị, địa phương.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 69/2024/TT-BCA đã quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường bộ tại khu vực diễn ra các sự kiện, lễ hội, hội nghị như sau:

Căn cứ vào tình hình thực tế về trật tự, an toàn giao thông, yêu cầu về an ninh, trật tự và quy mô, tính chất, mức độ quan trọng của sự kiện, lễ hội, hội nghị được tổ chức, các đơn vị Cảnh sát giao thông tổ chức khảo sát, xây dựng kế hoạch hoặc phương án bố trí lực lượng để hướng dẫn, điều khiển giao thông, phân luồng, phân tuyến tại các nút giao thông, các điểm phức tạp về trật tự, an toàn giao thông trong khu vực tổ chức sự kiện, lễ hội, hội nghị và trên các tuyến đường xung quanh bảo đảm giao thông trật tự, an toàn, thông suốt.

Quy định về giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

(1) Trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Giải thích ngắn gọn, rõ ràng cho người vi phạm thấy rõ hành vi vi phạm của mình và biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật để tự giác chấp hành;

- Nếu người vi phạm không chấp hành thì tạm giữ giấy tờ hoặc phương tiện, mời người chứng kiến ký vào biên bản tạm giữ, sau đó mời người vi phạm về trụ sở đơn vị để giải quyết hoặc hướng dẫn khiếu nại theo quy định của pháp luật.

(2) Trường hợp xe cơ giới dừng, đỗ gây ùn tắc giao thông

- Yêu cầu lái xe xuất trình các giấy tờ có liên quan để kiểm tra, đưa xe ra khỏi khu vực ùn tắc giao thông, lập biên bản vi phạm hành chính nếu lái xe dừng đỗ sai quy định hoặc không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết theo quy định; đồng thời, tổ chức lực lượng hướng dẫn, điều khiển giao thông, giải tỏa ùn tắc giao thông;

- Trường hợp lái xe đóng cửa bỏ đi hoặc không có mặt tại đó thì sử dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi lại hình ảnh, báo cáo chỉ huy đơn vị có biện pháp đưa xe đó ra khỏi khu vực ùn tắc giao thông, mời người chứng kiến, dán niêm phong tại các vị trí cần thiết của xe và lập biên bản theo quy định; đồng thời, tổ chức lực lượng hướng dẫn, điều khiển giao thông, giải tỏa ùn tắc giao thông.

(Điều 19 Thông tư 69/2024/TT-BCA)

Quy định giải quyết trường hợp xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi nhận lại sự việc; đình chỉ ngay hành vi, thu hồi hung khí (nếu có), kiểm tra giấy tờ tùy thân của những người có liên quan, phối hợp tổ chức cấp cứu người bị nạn (nếu có); phối hợp với các lực lượng chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định, không để xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự.

- Giải tán đám đông (nếu có).

- Lập biên bản ghi nhận vụ việc và yêu cầu những người có liên quan về trụ sở Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để giải quyết.

- Trường hợp người vi phạm cố tình không chấp hành yêu cầu của Cảnh sát, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ thì thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định. Đồng thời, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc thiết bị có chức năng ghi âm, ghi hình để ghi nhận lại sự việc. Nếu gây ùn tắc giao thông thì xử lý theo quy định tại Điều 17 Thông tư 69/2024/TT-BCA. Trường hợp nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết thì báo cáo ngay chỉ huy đơn vị để chỉ đạo; đồng thời, thông báo kịp thời cho Công an, chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc biết để phối hợp giải quyết.

(Điều 21 Thông tư 69/2024/TT-BCA)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 185

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]