Cơ cấu tổ chức của các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo Nghị định 56/2022/NĐ-CP, Bộ Giao thông vận tải có 08 cục, bao gồm:
(1) Cục Đường bộ Việt Nam.
(2) Cục Đường cao tốc Việt Nam.
(3) Cục Hàng hải Việt Nam.
(4) Cục Hàng không Việt Nam.
(5) Cục Đường sắt Việt Nam.
(6) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
(7) Cục Đăng kiểm Việt Nam.
(8) Cục Quản lý đầu tư xây dựng.
Cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam được thực hiện theo Quyết định 1218/QĐ-BGTVT, cụ thể như sau:
(1) Phòng Tổ chức - Hành chính.
(2) Phòng Pháp chế - Thanh tra.
(3) Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
(4) Phòng Tài chính.
(5) Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
(6) Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
(7) Phòng Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
(8) Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.
(9) Khu Quản lý đường bộ I.
(10) Khu Quản lý đường bộ II.
(11) Khu Quản lý đường bộ III.
(12) Khu Quản lý đường bộ IV.
(13) Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ.
(14) Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
Trong đó:
- Các tổ chức quy định từ (1) đến (12) là đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
- Các tổ chức quy định tại (13), (14) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
Cụ thể tại Điều 3 Quyết định 1245/QĐ-BGTVT, cơ cấu tổ chức của Cục Đường cao tốc Việt Nam như sau:
(1) Văn phòng.
(2) Phòng Kế hoạch - Tài chính.
(3) Phòng Quản lý đầu tư xây dựng và khai thác.
(4) Phòng Pháp chế - Đấu thầu.
(5) Phòng Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
(6) Trung tâm Kỹ thuật và Điều hành giao thông đường bộ cao tốc.
Trong đó:
- Các tổ chức quy định từ (1) đến (5) là đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
- Các tổ chức quy định tại (6) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
Cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Quyết định 319/QĐ-BGTVT như sau:
- Các tổ chức giúp việc Cục trưởng
+ Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
+ Phòng Tài chính.
+ Phòng An toàn - An ninh hàng hải.
+ Phòng Kết cấu hạ tầng hàng hải.
+ Phòng Tàu biển và thuyền viên.
+ Phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải.
+ Phòng Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
+ Phòng Pháp chế.
+ Phòng Hợp tác quốc tế - IMO.
+ Phòng Tổ chức cán bộ.
+ Thanh tra hàng hải.
+ Văn phòng.
- Các Chi cục Hàng hải Việt Nam
+ Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hải Phòng.
+ Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các Cảng vụ hàng hải
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
+ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam.
+ Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải.
+ Trường Cao đẳng Hàng hải I.
+ Trường Cao đẳng Hàng hải II.
Theo Điều 3 Quyết định 651/QĐ-BGTVT năm 2023, Cục Hàng không Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:
(1) Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
(2) Phòng Tài chính.
(3) Phòng Tổ chức cán bộ.
(4) Phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay.
(5) Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay.
(6) Phòng Quản lý hoạt động bay.
(7) Phòng Vận tải hàng không.
(8) Phòng An ninh hàng không.
(9) Phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
(10) Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế.
(11) Văn phòng.
(12) Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam.
(13) Cảng vụ hàng không miền Bắc.
(14) Cảng vụ hàng không miền Trung.
(15) Cảng vụ hàng không miền Nam.
(16) Trung tâm Y tế hàng không.
Trong đó:
- Các tổ chức quy định từ (1) đến (11) là tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
- Tổ chức quy định tại (12) là cơ quan của Cục, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước mà Cục được phân cấp quản lý;
- Các tổ chức quy định từ (13) đến (15) là tổ chức hành chính tương đương chi cục;
- Tổ chức quy định tại (16) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
Cơ cấu tổ chức của Cục Đường sắt Việt Nam được thực hiện theo Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023, cụ thể như sau:
- Văn phòng.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
- Phòng Quản lý xây dựng và Kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Phòng Vận tải - Khoa học công nghệ.
- Phòng Pháp chế - Thanh tra.
- Phòng Thanh tra - An toàn I (có các đội Thanh tra - An toàn số 1, 2, 3, 4, 5).
- Phòng Thanh tra - An toàn II (có các đội Thanh tra - An toàn số 6, 7, 8).
- Phòng Thanh tra - An toàn III (có các đội Thanh tra - An toàn số 9, 10).
Cụ thể tại Quyết định 39/QĐ-BGTVT năm 2018 quy đinh về cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam như sau:
- Các tổ chức giúp việc Cục trưởng
+ Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
+ Phòng Tài chính.
+ Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng.
+ Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế và Môi trường.
+ Phòng Tổ chức cán bộ.
+ Phòng Quản lý phương tiện và thuyền viên.
+ Phòng Vận tải - An toàn giao thông.
+ Phòng Pháp chế - Thanh tra.
+ Văn phòng.
- Chi cục Đường thủy nội địa khu vực
+ Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I.
+ Chi cục Đường thủy nội địa khu vực II.
+ Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực
+ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I.
+ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II.
+ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III.
+ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV.
+ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V.
- Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc
+ Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Đường thủy I.
+ Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Đường thủy II.
Cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện theo Điều 3 Quyết định 862/QĐ-BGTVT năm 2013 như sau:
- Các tổ chức giúp việc Cục trưởng:
+ Phòng Quy phạm;
+ Phòng Công trình biển;
+ Phòng Công nghiệp;
+ Phòng Tàu biển;
+ Phòng Tàu sông;
+Phòng Chất lượng xe cơ giới;
+ Phòng Kiểm định xe cơ giới;
+ Phòng Đường sắt;
+ Phòng Pháp chế - ISO;
+ Phòng Khoa học công nghệ và Môi trường;
+ Phòng Kế hoạch - Đầu tư;
+ Phòng Hợp tác quốc tế;
+ Phòng Tổ chức cán bộ;
+ Phòng Tài chính - Kế toán;
+ Văn phòng.
- Các Chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các tổ chức khác trực thuộc:
+ Tạp chí Đăng kiểm;
+ Trung tâm Đào tạo;
+ Trung tâm Tin học;
+ Trung tâm Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC);
+ Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới (VMTC);
+ Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC).
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 1223/QĐ-BGTVT năm 2022, các tổ chức giúp việc Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng gồm:
- Văn phòng;
- Phòng Pháp chế - Đấu thầu;
- Phòng Dự án đầu tư 1;
- Phòng Dự án đầu tư 2;
- Phòng Quản lý xây dựng 1;
- Phòng Quản lý xây dựng 2;
- Phòng Quản lý xây dựng 3;
- Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh.