Khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và ngày 01/8/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
15/11/2024 17:30 PM

Bài viết sau có nội dung về khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và ngày 01/8/2024 quy định tại Nghị quyết 218/NQ-CP năm 2024.

Khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và ngày 01/8/2024

Khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và ngày 01/8/2024 (Hình từ Internet)

Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

Khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và ngày 01/8/2024

Theo nội dung được quy định tại Nghị quyết 218/NQ-CP năm 2024 thì Chính phủ yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; khẩn trương tháo gỡ các “điểm nghẽn”, “nút thắt” về pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, trong đó chú ý các nội dung sau:

- Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: 

+ Rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt; nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiệm vụ nào chưa triển khai hoặc triển khai chưa có kết quả thì phải tập trung, khẩn trương triển khai, có giải pháp xử lý kịp thời, tháo gỡ các “điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để phát triển. 

+ Quán triệt quan điểm xây dựng pháp luật theo hướng vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.

Thực hiện hiệu quả, thực chất các công đoạn trong quy trình xây dựng, ban hành pháp luật, bám sát thực tiễn để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; đổi mới mạnh mẽ việc tổ chức thi hành pháp luật, chú trọng hướng dẫn thi hành pháp luật, bảo đảm hiểu, áp dụng pháp luật thống nhất; thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. 

+ Chủ động, tích cực, khẩn trương đề xuất các đề nghị xây dựng pháp luật cho những vấn đề mới, xu hướng mới, nhất là liên quan đến chuyển đổi sổ, chuyển đổi xanh..., góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, công nghệ mới, tạo đột phá cho phát triển đất nước. 

+ Ưu tiên nguồn lực, xác định hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để tập trung rà soát, chủ động phát hiện, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ quy định pháp luật. 

+ Khẩn trương trình ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và ngày 01/8/2024; đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Chủ động rà soát, dự kiến danh mục văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ dự án luật, pháp lệnh dự kiến bổ sung hoặc đã được phân công trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 để trình Chính phủ đúng thời hạn. 

+ Chủ động kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, nhất là những đề án, văn bản trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao sắp đến hạn hoặc đã quá hạn nhưng chưa hoàn thành; lựa chọn các nội dung, vấn đề quan trọng, cấp thiết, liên quan đến lĩnh vực của bộ, cơ quan, địa phương để đăng ký vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2025. 

- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức tốt Ngày Pháp luật Việt Nam; truyền tải mạnh mẽ thông điệp đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo hướng quản lý tốt nhưng chú trọng không gian phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. 

- Các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động, tích cực theo dõi các nội dung thảo luận dự thảo luật, nghị quyết theo đúng Tờ trình Chính phủ và bảo vệ nội dung trình, trường hợp khác mà không thuận lợi cho thực hiện, phải báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ và các ý kiến của đại biểu Quốc hội, cử tri để kịp thời báo cáo, giải trình với Quốc hội và cử tri, trả lời chất vấn về những vấn đề nóng, phát sinh, được dư luận, đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn. 

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ 

chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành trong tháng 12/2024. 

Giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11/2024. 

Xem thêm Nghị quyết 218/NQ-CP ban hành ngày 12/11/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 40

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn