Biểu phí bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
11/05/2023 14:00 PM

Biểu phí bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường hiện nay là bao nhiêu? - Cẩm Linh (Tây Ninh)

Biểu phí bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường

Biểu phí bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đối tượng và số tiền bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường

Đối tượng và số tiền bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường theo Điều 21 Thông tư 50/2022/TT-BTC như sau:

- Đối tượng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định pháp luật.

- Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.

2. Biểu phí bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường

Biểu phí bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC như sau:

(1) Biểu phí bảo hiểm năm (Chưa bao gồm thuế GTGT):

Loại nghề nghiệp (*)

Phí bảo hiểm/người

(Tỷ lệ % trên 100 triệu đồng)

Loại 1

0,6

Loại 2

0,8

Loại 3

1,0

Loại 4

1,2

(2) Biểu phí bảo hiểm ngắn hạn

Thời hạn bảo hiểm

Phí bảo hiểm/người

(Tỷ lệ % trên phí bảo hiểm năm)

Đến 3 tháng

40

Từ trên 3 đến 6 tháng

60

Từ trên 6 đến 9 tháng

80

Từ trên 9 đến 12 tháng

100

(*) Phân loại nghề nghiệp:

- Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.

- Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường.

- Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường.

- Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.

3. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường

Theo Điều 22 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định về phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường như sau:

(1) Phạm vi bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định tại (2) mục này.

(2) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:

- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư 50/2022/TT-BTC:

+ Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.

+ Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.

+ Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

+ Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định.

+ Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).

+ Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,089

Bài viết về

lĩnh vực Bảo hiểm

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]