Cây trồng lâm nghiệp là gì? Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
12/09/2022 08:01 AM

Những cây trồng nào được xem là cây trồng lâm nghiệp? Danh mục các cây trồng lâm nghiệp chính bao gồm các loài nào? - Ngọc Diệp (Long An)

Cây trồng lâm nghiệp là gì? Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính

Cây trồng lâm nghiệp là gì? Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cây trồng lâm nghiệp là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT, cây trồng lâm nghiệp (hay cây lâm nghiệp) là những loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và trồng phân tán.

2. Tiêu chí loài cây trồng lâm nghiệp chính

Để một loài cây trồng trở thành cây lâm nghiệp, cây trồng đó phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:

- Có giống hoặc nguồn giống đã được công nhận, đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.

- Có diện tích rừng trồng từ 500 ha trở lên tại ít nhất 02 vùng sinh thái lâm nghiệp.

Trong đó, vùng sinh thái lâm nghiệp là vùng có đặc trưng về khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ), địa hình địa mạo, thổ nhưỡng và thảm thực vật rừng đặc trưng; được chia thành 08 vùng sinh thái, bao gồm:

+ Vùng Tây Bắc Bộ

+ Vùng Đông Bắc Bộ

+ Vùng đồng bằng Bắc Bộ

+ Vùng Bắc Trung Bộ

+ Vùng Nam Trung Bộ

+ Vùng Tây Nguyên

+ Vùng Đông Nam Bộ

+ Vùng Tây Nam Bộ

(Theo khoản 13 Điều 3 Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT)

3. Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính

Cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT, danh mục loài cây lâm nghiệp chính được ban hành tại Phụ lục II. Cụ thể các loài cây lâm nghiệp sau đây:

Các cây trồng lâm nghiệp chính

Bạch đàn camal

Bồ đề

Lát hoa

Mắc ca

Bạch đàn lai

Sa mộc

Lim xanh

Sơn tra

Bạch đàn urô

Sao đen

Giổi xanh

Trám trắng

Keo tai tượng

Dầu rái

Vối thuốc

Trám đen

Keo lá tràm

Thông mã vĩ

Bời lời đỏ

Tràm lá dài

Keo lai

Thông ba lá

Trôm

Tràm cừ

Keo lưỡi liềm

Thông nhựa

Quế

Đước đôi

Mỡ

Thông caribê

Hồi

Bần chua

Ngoài ra, danh mục loài cây lâm nghiệp chính vẫn có thể được bổ sung, loại bỏ trong các trường hợp sau:

* Bổ sung vào danh mục khi có loài cây mới có đủ 02 điều kiện:

- Đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 27/2021/NĐ-CP bao gồm:

+ Là loài cây lâm nghiệp được trồng phổ biến

+ Có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cần được quản lý chặt chẽ

- Đủ các tiêu chí quy định tại mục 2.

* Loại bỏ khỏi danh mục đối với loài cây không còn đáp ứng:

- Quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 27/2021/NĐ-CP bao gồm:

+ Là loài cây lâm nghiệp được trồng phổ biến

+ Có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cần được quản lý chặt chẽ

- Một trong các tiêu chí tại mục 2.

Tổng cục Lâm nghiệp rà soát, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung, loại bỏ danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính.

(Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT)

4. Chính sách của Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp

Theo Điều 5 Nghị định 27/2021/NĐ-CP, chính sách của Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như sau:

(i) Nhà nước đầu tư các hoạt động sau đây:

- Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống cây trồng lâm nghiệp;

- Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp;

- Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2021/NĐ-CP.

(ii) Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

- Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2021/NĐ-CP;

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận giống cây trồng trồng lâm nghiệp;

- Lưu giữ, sản xuất và cung ứng giống gốc cây trồng lâm nghiệp; phục tráng giống gốc; sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa;...

- Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp.

(iii) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại (i), (iii) và các hoạt động sau đây:

- Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp;

- Tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Bảo hiểm về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

(iv) Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước (tín dụng; của các tổ chức cá nhân; hỗ trợ quốc tế,...) theo quy định của pháp luật.

Thanh Rin

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 26,440

Bài viết về

lĩnh vực khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn