Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
Quân nhân chuyên nghiệp bao gồm:
- Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.
(Theo khoản 3, 4 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015)
Quy định về bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp (Hình từ Internet)
Pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa về bẻ ngạch quân nhân chuyên nghiệp.
Tuy nhiên có thể hiểu bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp là một hoạt động liên quan trong việc thay đổi màu sắc trên cầu vai của người quân nhân, cụ thể là việc chuyển từ quân nhân chuyên nghiệp sang sĩ quan chính quy.
Cụ thể tại khoản 2 Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi 2008, 2014) về đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ như sau:
Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp có quyền được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ theo quy định.
Ngoài việc chuyển từ quân nhân chuyên nghiệp sang sĩ quan chính quy thì cũng có trường hợp chuyển ngược lại.
Tại Điều 34 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi 2008, 2014) như sau:
Khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, nếu sĩ quan có đủ điều kiện thì được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng và được hưởng mức lương không thấp hơn khi còn là sĩ quan.
Như vậy, bẻ ngạch quân nhân chuyên nghiệp có thể hiểu là quá trình chuyển từ quân nhân chuyên nghiệp sang sĩ quan chính quy. Khi đó, cầu vai của người quân nhân chuyên nghiệp thực hiện việc “bẻ gạch” sẽ không còn gạch màu hồng.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;
- Công nhân và viên chức quốc phòng.
Theo khoản 2 Điều 14 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, công dân Việt Nam không thuộc đối tượng ở mục (2.1), thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
Cụ thể tại khoản 3 Điều 14 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
Theo khoản 4 Điều 14 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, hình thức là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
XEM THÊM: Quân nhân chuyên nghiệp là gì? 05 chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp