Tải App trên Android

Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi lái xe năm 2022

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
21/02/2022 16:04 PM

Đeo tai nghe khi điều khiển xe máy là hành vi không được phép và có thể bị phạt hành chính. Tuy nhiên với người điều khiển ô tô mà đeo tai nghe thì có bị xử phạt hay không?

Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi lái xe năm 2022

Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi lái xe năm 2022 (ảnh minh họa)

1. Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi đi xe máy

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi tham gia giao thông.

Như vậy, việc sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông được xem là hành vi vi phạm điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Đối với hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy thì người điều khiển xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh hình phạt tiền, người điều khiển xe sử dụng tai nghe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng được quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2. Đeo tai nghe khi điều khiển ô tô có bị phạt không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh. Vì vậy, sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Việc sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không được quy định là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người điều khiển xe ô tô sử dụng tai nghe sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Thẩm quyền xử phạt

Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thuộc về:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương mình;

- Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

>>> Xem thêm: Lái xe trên lề đường để tránh kẹt xe thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị hốt xe máy hay tước bằng lái xe không?

Từ năm 2020, hành vi đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy bị phạt bao nhiêu và có bị tạm giữ phương tiện không?

 

Thu Trang

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 56,685

Bài viết về

lĩnh vực Vi phạm hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]