Mẫu Giấy chứng nhận bồi dưỡng nhận thức về Đảng (Cảm tình Đảng)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
03/01/2023 11:23 AM

Hiện nay mẫu Giấy chứng nhận bồi dưỡng nhận thức về Đảng (hay Cảm tình Đảng) là mẫu nào? Chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng gồm những nội dung gì? – Khánh Vy (TPHCM)

Mẫu Giấy chứng nhận bồi dưỡng nhận thức về Đảng/đảng viên mới

Hiện nay, mẫu Giấy chứng nhận học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng (Cảm tình Đảng)/ Bồi dưỡng đảng viên mới/ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng... được ban hành kèm theo Hướng dẫn 05-HD/BTCTW ngày 19/5/2021.

Mẫu Giấy chứng nhận

Ảnh chụp mẫu Giấy chứng nhận bồi dưỡng nhận thức về Đảng (Cảm tình Đảng)/đảng viên mới

Mẫu giấy chứng nhận được trình bày theo thể thức văn bản của Đảng, trên khổ giấy A5, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong nền hoa văn.

Cách ghi mẫu Giấy chứng nhận:

- Giấy chứng nhận: ghi rõ Bồi dưỡng nhận thức về Đảng/ Bồi dưỡng đảng viên mới/ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng...

- Chứng nhận: quần chúng (ghi rõ họ và tên với mẫu Bồi dưỡng nhận thức về Đảng); đảng viên (ghi rõ họ và tên với mẫu Bồi dưỡng đảng viên mới/ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng...)

- Sinh ngày: Ghi đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh.

- Quê quán: Ghi xã, huyện, tỉnh hoặc phường, quận, thành phố.

- Là: cảm tình Đảng (với mẫu Bồi dưỡng nhận thức về Đảng), đảng viên dự bị (với mẫu Bồi dưỡng đảng viên mới), bí thư/phó bí thư/chi ủy viên (với mẫu Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng...)

- của chi bộ: Ghi rõ tên chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở, huyện ủy, tỉnh ủy...

- Đã hoàn thành chương trình: ghi rõ Bồi dưỡng nhận thức về Đảng/ Bồi dưỡng đảng viên mới/ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng...

Chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Nội dung được đề cập tại Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 thực hiện chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

Những yêu cầu cẩn đạt của Chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng gồm:

Bài giảng

Yêu cầu cần đạt

Bài 1: Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

- Hiểu biết và nắm được những mốc son về quá trình ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam là Bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam.

- Hiểu biết và nắm được những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Hiểu biết những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bài 2: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Hiểu biết về mốc thời gian và điều kiện xã hội Việt Nam để Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành các cương lĩnh từ ngày thành lập đến nay.

- Nắm vững được quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm cho sự ra đời của Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011).

- Hiểu được những nội dung cơ bản về: thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; và về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng nêu trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011).

Bài 3: Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

Hiểu biết khái quát về Điều lệ Đảng; cấu trúc của Điều lệ Đảng; và một số nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng.

Bài 4: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Nhận thức được những nội dung chủ yếu, cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Nâng cao nhận thức và chủ động nêu những giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Bài 5: Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nắm được những điều kiện để một người được xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đưa ra được những giải pháp cơ bản cho bản thân nhằm phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nắm bắt được mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ của việc mỗi đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuyên đề tự chọn

- Tình hình và nhiệm vụ của địa phương, cơ sở.

- Tình hình thời sự, những chủ trương, chính sách mới...

- Báo cáo quá trình phấn đấu trở thành đảng viên của người mới được kết nạp vào Đảng.

Về thời lượng của Chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng

TT

Thực hiện nội dung

Thời lượng

1

Bài 1

5 tiết = 1 buổi

2

Bài 2

10 tiết = 2 buổi

3

Bài 3

5 tiết = 1 buổi

4

Bài 4

5 tiết = 1 buổi

5

Bài 5

5 tiết = 1 buổi

6

Trao đổi, thảo luận

5 tiết = 1 buổi

7

Tham quan hoặc báo cáo chuyên đề mới

5 tiết = 1 buổi

8

Hệ thống, giải đáp thắc mắc

5 tiết = 1 buổi

9

Viết bài thu hoạch, tổng kết

5 tiết = 1 buổi

TỔNG CỘNG

50 TIẾT = 10 BUỔI (5 NGÀY)

Trong quá trình tổ chức học tập, có thể tổ chức chuyên đề hoặc tham quan thực tế: tham quan bảo tàng, nhà truyền thống; di tích lịch sử cách mạng, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước...

Ngoài 05 bài quy định thống nhất chung, tùy theo đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở có thể báo cáo thêm các chuyên đề hoặc tổ chức tham quan thực tế.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 27,943

Bài viết về

lĩnh vực Đảng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]