Cụ thể, thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm được 103 tỷ đồng, thu về 103 tỷ đồng; thoái vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác (ngoài 5 lĩnh vực nhạy cảm) được 2.195 tỷ đồng, thu về 3.428 tỷ đồng.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán vốn tại 20 doanh nghiệp với giá trị là 1.394 tỷ đồng, thu về 12.238 tỷ đồng, bao gồm cả số thoái trong năm 2016 của Vinamilk với giá trị sổ sách 783,7 tỷ đồng, thu về 11.286,4 tỷ đồng.
Trong tháng 7/2017, có 7 đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Trong đó, 3 đơn vị là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – Becamex, Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng, Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Sóc Trăng thực hiện cổ phần hóa theo chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ, 4 đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011-2016.
Tính hết 7 tháng đầu năm 2017, 26 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Tổng giá trị thực tế của 26 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa là 71.880 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 18.368 tỷ đồng.
Theo phương án cổ phần hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì vốn điều lệ của 26 đơn vị là 22.633 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 11.063 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 6.528 tỷ đồng, bán cho người lao động 156 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 16 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 4.869 tỷ đồng.
Để thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn DNNN 5 tháng cuối năm 2017, Bộ Tài chính đang đề nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương đẩy nhanh hơn tiến độ thực hiện bán toàn bộ vốn nhà nước tại Habeco và Sabeco, đảm bảo hoàn thành xong để chuyển tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trước ngày 1/12/2017. SCIC cũng sẽ triển khai bán 3,33% cổ phần tại Vinamilk.
Đặc biệt, đề nghị các bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương nghiêm túc triển khai việc bàn giao các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao về SCIC theo đúng quy định hiện hành.
Thu Hà
Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính