Tải App trên Android

Phương án tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Báo cáo 219/BC-BNV

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
13/01/2025 12:00 PM

Bài viết sau đây sẽ đề cập tới phương án tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Báo cáo 219/BC-BNV ngày 11/01/2025.

Phương án tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Báo cáo 219/BC-BNV

Phương án tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Báo cáo 219/BC-BNV (Hình từ Internet)

Ngày 11/01/2025, Bộ Nội vụ đã có Báo cáo 219/BC-BNV về bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ; trong đó có đề cập đến phương án tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Phương án tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Báo cáo 219/BC-BNV

Tại Báo cáo 219/BC-BNV ngày 11/01/2025, Bộ Nội vụ đã có nội dung liên quan đến phương án tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

- Tổ chức lại Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập, có 14 ban (giảm 07 đơn vị);

- Sắp xếp, cơ cấu lại đầu mối bên trong của 63 Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thành 35 Bảo hiểm xã hội khu vực;

- Sắp xếp, cơ cấu lại 640 Bảo hiểm xã hội cấp huyện xuống còn 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện, bỏ 147 Tổ nghiệp vụ.

Dự kiến sau sắp xếp sẽ giảm 651/1465 đầu mối, tương đương với 44,4%.

Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương; cụ thể:

(1) Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương

- Vụ Tài chính - Kế toán.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Vụ Thanh tra.

- Vụ Thi đua - Khen thưởng.

- Vụ Kế hoạch và Đầu tư.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Quản lý đầu tư quỹ.

- Vụ Kiểm toán nội bộ.

- Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.

- Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.

- Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ.

- Văn phòng (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh).

- Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.

- Trung tâm Truyền thông.

- Trung tâm Công nghệ thông tin.

- Trung tâm Lưu trữ.

- Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến.

- Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.

- Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.

- Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

(2) Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng; có các phòng chức năng trực thuộc.

- Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc và quy định kinh phí hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bình quân không quá 03 người.

- Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

- Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc phạm vi Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

(3) Bảo hiểm xã hội huyện

- Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

- Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế và quy định kinh phí hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

- Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế để thành lập các Tổ nghiệp vụ ở Bảo hiểm xã hội huyện trên cơ sở nguyên tắc thành lập Tổ nghiệp vụ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

- Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện; Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng các Tổ nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành. Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện bình quân không quá 02 người.

- Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện chịu trách nhiệm quản lý viên chức, người lao động, tài chính, tài sản thuộc phạm vi Bảo hiểm xã hội huyện quản lý theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

(Điều 1, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định 89/2020/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 03/2024/NĐ-CP)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 232

Bài viết về

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]