Từ 08/01/2025, cha mẹ nuôi phải thông báo tình hình phát triển của con nuôi

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
13/01/2025 08:50 AM

Từ 08/01/2025, cha mẹ nuôi phải thông báo tình hình phát triển của con nuôi là nội dung được quy định trong Nghị định 06/2025/NĐ-CP.

Từ 08/01/2025, cha mẹ nuôi phải thông báo tình hình phát triển của con nuôi

Từ 08/01/2025, cha mẹ nuôi phải thông báo tình hình phát triển của con nuôi (Hình từ Internet)

Ngày 08/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2025/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về nuôi con nuôi.

Từ 08/01/2025, cha mẹ nuôi phải thông báo tình hình phát triển của con nuôi

Theo quy định tại Điều 10a Nghị định 19/2011/NĐ-CP được Chính phủ bổ sung tại  khoản 6 Điều 1 Nghị định 06/2025/NĐ-CP thì việc thông báo tình hình phát triển của con nuôi được thực hiện như sau:

- Trường hợp cha mẹ nuôi thay đổi nơi thường trú khi chưa hết thời hạn phải thông báo tình hình phát triển của con nuôi, cha, mẹ nuôi có trách nhiệm tiếp tục thông báo tình hình phát triển của con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển đến cho đến khi hết thời hạn thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Nuôi con nuôi 2010, cụ thể:

Điều 23. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi

1. Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.”

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi chuyển đến có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Nuôi con nuôi 2010. cụ thể:

Điều 23. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi.”

Lưu ý: 

- Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. (Theo khoản 2 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010)

- Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. (Theo khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010)

Điều kiện đối với người nhận con nuôi trong nước

Căn cứ tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người nhận con nuôi trong nước cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây;

- Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

- Những người sau đây không được nhận con nuôi:

+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

+ Đang chấp hành hình phạt tù;

+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

+ Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.

Xem them tại Nghị định 06/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 08/01/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]