Tải App trên Android

Hướng dẫn cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế có chi nhánh chưa chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
06/01/2025 15:15 PM

Bài viết sau co snooij dung về việc cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế có chi nhánh chưa chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế quy định trong Công văn 6291/TCT-QLN năm 2024.

Hướng dẫn cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế có chi nhánh chưa chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế

Hướng dẫn cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế có chi nhánh chưa chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế (Hình từ Internet)

Ngày 26/12/2024, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 6291/TCT-QLN cưỡng chế tiền thuế nợ.

Hướng dẫn cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế có chi nhánh chưa chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế

Theo đó, việc cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chưa chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế được Tổng cục Thuế hướng dẫn trong Công văn 6291/TCT-QLN năm 2024 như sau:

Tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

- Tại Điều 84 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.”

- Tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:

a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;

b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

d) Ngừng sử dụng hóa đơn;

đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;

e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.”

- Tại khoản 6 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 34. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn

6. Trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế là chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn tỉnh/huyện này nhưng có trụ sở chính ở địa bàn tỉnh/huyện khác, cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc không có đủ điều kiện để thực hiện cưỡng chế hoặc không thực hiện được quyết định cưỡng chế thì cơ quan thuế quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc chuyển toàn bộ hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trụ sở chính để cơ quan thuế quản lý trụ sở chính thực hiện ban hành quyết định cưỡng chế.”

Căn cứ các quy định nêu trên:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền; chi nhánh không phải là pháp nhân. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cơ quan thuế quản lý chi nhánh có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế theo quy định để thu hồi tiền thuế nợ của chi nhánh. Trường hợp cơ quan thuế quản lý chi nhánh không có đủ điều kiện để thực hiện cưỡng chế thì chuyển toàn bộ hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trụ sở chính để cơ quan thuế quản lý trụ sở chính ban hành quyết định cưỡng chế (bao gồm cả trường hợp chi nhánh đã chấm dứt hoạt động). 

Quy trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế áp dụng theo hướng dẫn tại Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế thành phố Hà Nội biết và thực hiện.

Xem thêm Công văn 6291/TCT-QLN ban hành ngày 26/12/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 10

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]