Giao thông: Những loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn tại Nghị định 168 (Hình từ internet)
Ngày 26/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Theo đó, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP gồm:
(1) Phù hiệu cấp cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải;
(2) Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
(3) Giấy phép đào tạo lái xe;
(4) Giấy phép sát hạch;
(5) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
(6) Chứng chỉ đăng kiểm viên;
(7) Giấy phép lái xe quốc gia; giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp), giấy phép lái xe quốc tế mà Việt Nam ký kết điều ước quốc tế về việc công nhận lẫn nhau giấy phép lái xe quốc tế.
(Khoản 1 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp một cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì bị phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm, nếu có hành vi vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và hành vi vi phạm bị trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:
(i) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm
hành chính có hiệu lực thi hành;
(ii) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm.
Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hinh thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ,
(iii) Khi giữ và trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm (ii), người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
(Khoản 3 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
(1) Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
(2) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đỏ ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm.
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp mới, đối, cấp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản (3) dưới đây.
(3) Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tích hợp giấy phép lái xe không thời hạn (xe mô tô, xe tương tự xe mô tô) và giấy phép lái xe có thời hạn (xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ) thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe không thời hạn khi người điều khiển xe mô tô, xe tương tự xe mô tô hoặc tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe có thời hạn khi người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thực hiện hành vi vi phạm hành chính có quy định bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng, người có giấy phép lái xe tích hợp được cấp, đổi giấy phép lái xe đối với giấy phép lái xe không bị tước quyền sử dụng.
(4) Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp dưới dạng điện tử hoặc thể hiện dưới hình thức thông điệp dữ liệu thì cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện tạm giữ, tước trên môi trường điện tử theo quy định nếu đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin. Việc tạm giữ, tước quyền sử dụng được cập nhật trạng thái trên cơ sở dữ liệu, căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử và ứng dụng thông tin điện tử khác theo quy định.
(Khoản 4, 5, 6, 7 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông: Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY Hoặc Quét mã QR dưới đây: |