Tổng cục Thuế hướng dẫn tính giảm trừ gia cảnh cho NPT là cha vợ và mẹ vợ

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
28/12/2024 16:15 PM

Bài viết sau có nội dung về việc tính giảm trừ gia cảnh cho NPT là cha vợ và mẹ vợ được Tổng cục Thuế hướng dẫn trong Công văn 6068/TCT-DNNCN năm 2024.

Tổng cục Thuế hướng dẫn tính giảm trừ gia cảnh cho NPT là cha vợ và mẹ vợ

Tổng cục Thuế hướng dẫn tính giảm trừ gia cảnh cho NPT là cha vợ và mẹ vợ (Hình từ Internet)

Ngày 18/12/2024, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 6068/TCT-DNNCN về Chính sách thuế thu nhập cá nhân.

Tổng cục Thuế hướng dẫn tính giảm trừ gia cảnh cho NPT là cha vợ và mẹ vợ

Theo đó, việc tính giảm trừ gia cảnh cho NPT là cha vợ và mẹ vợ khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 được Tổng cục Thuế hướng dẫn trong Công văn 6068/TCT-DNNCN năm 2024 như sau:

- Căn cứ tại khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:

Điều 9. Các khoản giảm trừ

1. Giảm trừ gia cảnh

c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh

...c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

...c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

...d) Người phụ thuộc bao gồm:

d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:

...d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.

d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:

d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

e) Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...)...”

- Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên: Thì trường hợp ông Võ Văn Thắng chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là cha vợ, mẹ vợ trong năm tính thuế 2023 thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi ông thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ.

Tổng cục Thuế đề nghị ông Võ Văn Thắng liên hệ Cục Thuế tỉnh Cà Mau để được hướng dẫn quyết toán thuế theo quy định.

Xem thêm tại Công văn 6068/TCT-DNNCN ban hành ngày 18/12/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]