Xử lý sự cố trong trong quá trình điều tra, khảo sát hải văn và môi trường vùng biển ven bờ và hải đảo được quy định như thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
20/12/2024 18:00 PM

Ngày 12/12/2024, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 31/2024/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, môi trường vùng ven bờ và hải đảo.

Xử lý sự cố trong trong quá trình điều tra, khảo sát hải văn và môi trường vùng biển ven bờ và hải đảo

Xử lý sự cố trong trong quá trình điều tra, khảo sát hải văn và môi trường vùng biển ven bờ và hải đảo (Hình từ internet)

Nguyên tắc chung đối với công tác điều tra, khảo sát hải văn, môi trường vùng biển ven bờ và hải đảo

- Tuân thủ thực hiện các bước công việc, quy trình, quy chuẩn và tiêu chuẩn cho từng dạng công việc cụ thể khi tiến hành điều tra, khảo sát.

- Chất lượng sản phẩm trong điều tra, khảo sát phải phản ánh đặc trưng về các điều kiện tự nhiên của vùng, miền tại khu vực khảo sát.

- Trong quá trình thực hiện công tác điều tra, khảo sát phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thủy sản, di sản văn hóa, các công trình ngầm, nổi trên biển, không gây cản trở đến các hoạt động kinh tế biển.

- Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động khi tiến hành điều tra, khảo sát trên biển.

- Trong quá trình điều tra, khảo sát hải văn, môi trường vùng biển ven bờ và hải đảo, trường hợp thấy có dấu hiệu bất thường về số liệu phải tiến hành khảo sát kiểm tra, khảo sát lặp lại; xác định nguyên nhân dẫn tới sự bất thường và báo cáo cơ quan quản lý nếu cần.

- Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu khối lượng và chất lượng sản phẩm sau khi thực hiện nhiệm vụ.

(Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-BTNMT)

Xử lý sự cố

Trong quá trình điều tra, khảo sát hải văn và môi trường vùng biển ven bờ và hải đảo, khi gặp các sự cố mất an toàn cho người và phương tiện, máy móc thiết bị cần phải tuân thủ các nội dung sau:

- Đối với người tham gia điều tra, khảo sát

+ Khi xảy ra tai nạn lao động nhẹ trên tàu, cần sơ cứu kịp thời;

+ Trường hợp nặng phải chuyển ngay nạn nhân lên bờ và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

- Đối với phương tiện tham gia điều tra, khảo sát

+ Trường hợp gặp dông, bão, áp thấp nhiệt đới, sóng to, gió lớn không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, thiết bị và con người phải tìm nơi trú, tránh an toàn;

+ Trường hợp gặp sự cố như cháy, nổ, thủng và các sự cố khác, phải được ứng cứu, xử lý tại chỗ. Trường hợp không thể khắc phục được phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng qua sóng radio.

- Đối với thiết bị tham gia điều tra, khảo sát

+ Khi gặp sự cố về kỹ thuật phải được khắc phục sửa chữa ngay, nếu không khắc phục được ngay trên biển thì cần thay thế bằng máy dự phòng;

+ Thiết bị hỏng được đưa vào bờ kiểm tra, sửa chữa để bảo đảm chất lượng và tiến độ công việc.

(Điều 37 Thông tư 31/2024/TT-BTNMT)

Các quy định an toàn lao động

- Đối với người tham gia điều tra, khảo sát

+ Tất cả cán bộ kỹ thuật và công nhân đều phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động;

+ Phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ đúng quy định;

+ Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác trong quá trình lao động;

+ Tuân thủ an toàn lao động theo các quy định của pháp luật.

- Tàu thuyền tham gia điều tra, khảo sát phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định về an toàn hàng hải hiện hành.

- Sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư trong điều tra, khảo sát an toàn và đảm bảo đúng kỹ thuật.

(Điều 21 Thông tư 31/2024/TT-BTNMT)

Thông tư 31/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 27/01/2025.

Dư Thị Quỳnh Như

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 9

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]