Quy định kỹ thuật thi công trám lấp giếng không sử dụng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
06/12/2024 12:45 PM

Quy định kỹ thuật thi công trám lấp giếng không sử dụng được quy định như thế nào?

Ngày 26/11/2024, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 22/2024/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trám lấp giếng không sử dụng.

Quy định kỹ thuật thi công trám lấp giếng không sử dụng

Quy định kỹ thuật thi công trám lấp giếng không sử dụng (Hình từ internet)

Thi công trám lấp giếng khoan

- Lắp đặt bộ dụng cụ, máy móc, thiết bị thi công trám lấp giếng

- Kiểm tra khả năng rút, nhổ ống chống

Sử dụng dụng cụ, máy móc, thiết bị phù hợp để kiểm tra khả năng rút, nhổ ống chống. Trường hợp rút, nhổ được ống chống thì thực hiện đồng thời với quá trình trám lấp giếng. Việc rút, nhổ ống chống phải thực hiện theo từng đoạn phù hợp với chiều dài mỗi đoạn giếng trám lấp (không quá 10 m), chân của cột ống chống luôn nằm trong lớp vật liệu trám lấp để bảo đảm đất đá xung quanh thành giếng không sập lở vào giếng trước khi vật liệu được lấp đầy đoạn giếng trám lấp.

- Trám lấp giếng khoan bằng hỗn hợp vữa

+ Lựa chọn vật liệu hỗn hợp vữa phù hợp theo quy định tại điểm 3.4.1.1.1 phần II của Quy chuẩn này.

+ Thực hiện trám lấp giếng

Tính toán, pha trộn khối lượng hỗn hợp vữa đủ lấp đầy mỗi đoạn giếng trám lấp (khoảng 10 m).

Thả bộ dụng cụ ống đổ hoặc ống bơm hỗn hợp vữa xuống giếng, cách đáy giếng không quá 10 m.

Tiến hành đổ hoặc bơm hỗn hợp vữa đã pha trộn qua ống đổ hoặc ống bơm xuống đáy giếng cho đến khi hết lượng vữa được pha trộn. Sau khi đổ hoặc bơm hết lượng hỗn hợp vữa tính toán đủ lấp đầy đoạn giếng ban đầu (khoảng 10 m), tiến hành rút, nhổ ống chống một đoạn bằng với chiều dài đoạn giếng vừa được trám lấp (trường hợp rút, nhổ được ống chống) và phải bảo đảm chân của cột ống chống luôn nằm trong lớp vật liệu vừa được trám lấp. Sau đó, kéo bộ dụng cụ ống đổ hoặc ống bơm hỗn hợp vữa lên để thực hiện trám lấp đoạn giếng tiếp theo (không quá 10 m).

Tiếp tục lặp lại quá trình trám lấp giếng theo từng đoạn cho đến khi hỗn hợp vữa dâng lấp đầy đến miệng giếng (trường hợp rút, nhổ được ống chống); trường hợp không thể rút, nhổ được ống chống thì đổ hoặc bơm hỗn hợp vữa trám lấp cho đến khi hỗn hợp vữa dâng lấp đầy giếng đến cách mặt đất tối thiểu 1,0 m. Sau đó, tiến hành đào mở rộng miệng giếng đến độ sâu phù hợp để có thể cắt bỏ đoạn ống chống ở độ sâu cách mặt đất tối thiểu 1,0 m. Tiếp theo, thực hiện lấp giếng (bao gồm phần đào mở rộng miệng giếng) bằng đất, đá hoặc cát có thành phần đồng nhất với lớp phủ bề mặt khu vực giếng từ độ sâu cắt bỏ đoạn ống chống cho đến bề mặt đất.

- Trám lấp giếng khoan bằng vật liệu dạng viên

+ Lựa chọn vật liệu dạng viên phù hợp theo quy định tại điểm 3.4.1.1.2 phần II của Quy chuẩn này.

+ Thực hiện trám lấp giếng

Quá trình thi công trám lấp giếng khoan bằng vật liệu dạng viên và rút, nhổ ống chống (nếu có) được thực hiện theo từng đoạn tương tự như đối với trám lấp giếng khoan bằng hỗn hợp vữa quy định tại điểm 3.5.1.3 phần II của Quy chuẩn này.

Tiến hành đổ vật liệu từ từ qua miệng giếng khoan với khối lượng đã được tính toán phù hợp với thể tích của mỗi đoạn giếng trám lấp (không quá 10 m) và dừng lại sau khi kết thúc mỗi đoạn trám lấp để kiểm tra xác định không xảy ra tình trạng vật liệu bị tắc nghẽn ở phần trên của đoạn giếng trám lấp. Sau đó, tiếp tục thực hiện trám lấp đoạn giếng tiếp theo (không quá 10 m). Trường hợp đoạn giếng trám lấp nằm trên mực nước trong giếng (giếng bị khô), cần bổ sung nước vào trong giếng khoan trước khi đổ vật liệu trám lấp trong suốt quá trình trám lấp giếng để bảo đảm vật liệu ngập hoàn toàn trong nước.

Tiếp tục lặp lại quá trình trám lấp giếng theo từng đoạn cho đến khi vật liệu trám lấp lấp đầy đến miệng giếng (trường hợp rút, nhổ được ống chống); trường hợp không thể rút, nhổ được ống chống thì đổ vật liệu trám lấp cho đến khi vật liệu dâng lấp đầy giếng đến cách mặt đất tối thiểu 1,0 m. Sau đó, tiến hành đào mở rộng miệng giếng đến độ sâu phù hợp để có thể cắt bỏ đoạn ống chống ở độ sâu cách mặt đất tối thiểu 1,0 m. Tiếp theo, thực hiện lấp giếng (bao gồm phần đào mở rộng miệng giếng) bằng đất, đá hoặc cát có thành phần đồng nhất với lớp phủ bề mặt khu vực giếng từ độ sâu cắt bỏ đoạn ống chống cho đến bề mặt đất.

 (Mục 3.5.1 Thông tư 22/2024/TT-BTNMT)

Thi công trám lấp giếng đào

Tiến hành lựa chọn vật liệu là đất, sét tự nhiên hoặc vật liệu khác theo quy định tại điểm 3.4.2 phần II của Quy chuẩn này.

Việc thi công trám lấp giếng đào phải thực hiện theo từng đoạn; vật liệu được đổ xuống đáy giếng theo từng lớp và phải được đầm, nện; tối thiểu 1,0 m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng đất, cát tự nhiên hoặc vật liệu khác có tính chất tương đồng với lớp phủ bề mặt khu vực giếng.

(Mục 3.5.2 Thông tư 22/2024/TT-BTNMT)

Hoàn trả mặt bằng

Sau khi hoàn thành quá trình thi công trám lấp giếng, tiến hành tháo dỡ bộ dụng cụ, máy móc, thiết bị thi công trám lấp và dọn dẹp tất cả các loại rác, vật liệu dư thừa tại khu vực mặt bằng thi công trám lấp giếng.

(Mục 3.5.3 Thông tư 22/2024/TT-BTNMT)

Thông tư 22/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 26/05/2025.

Dư Thị Quỳnh Như

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 275

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]