Từ 2025, Giám đốc Công an Thành phố Huế sẽ có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng (Hình từ Internet)
Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Theo đó, từ ngày 01/01/2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đồng thời trước đó, ngày 30/8/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 924/QĐ-TTg về việc công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I. Theo đó, công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I.
Dựa vào các nội dung nêu trên, từ ngày 01/01/2025, Thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương và được xếp là đô thị loại 1.
Theo Luật Công an nhân dân 2018 (sửa đổi 2023), Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông sẽ có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng.
Do đó, từ năm 2025, Giám đốc Công an Thành phố Huế sẽ có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng.
(Điểm d khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018, sửa đổi 2023)
Được biết, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân. (Khoản 1 Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018) |
Hiện hành, tiêu chí đô thị loại I được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 như sau:
(1) Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước;
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 (sửa đổi bởi Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15).
(2) Quy mô dân số:
- Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương:
+ Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên;
+ Quy mô dân số khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;
- Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương:
+ Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên;
+ Quy mô dân số khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
(3) Mật độ dân số:
- Toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên;
- Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
(4) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp:
- Toàn đô thị đạt từ 65% trở lên;
- Khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
(5) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị: Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 (sửa đổi bởi Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15).
Lưu ý: Tiêu chí với đô thị có tính đặc thù quy định tại Điều 9 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15).
Thừa Thiên - Huế đạt tiêu chí đô thị loại I Ngày 30/8/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 924/QĐ-TTg về việc công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I. Theo đó, công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I Phạm vi đánh giá phân loại đô thị là toàn bộ địa giới hành chính hiện hữu của tỉnh Thừa Thiên - Huế có diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2. Khu vực nội thành là khu vực dự kiến thành lập 2 quận trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, gồm toàn bộ địa giới hành chính hiện hữu của thành phố Huế, có tổng diện tích tự nhiên là 266,46 km2. |