Hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Hà Nội

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
11/11/2024 08:12 AM

Hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Hà Nội là nội dung được quy định trong Công văn 3679/UBND-KSTTHC năm 2024.

Hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Hà Nội

Hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Hà Nội (Hình từ Internet)

Ngày 06/11/2024, Uy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Công văn 3679/UBND-KSTTHC năm 2024 về việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng.

Hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại Hà Nội

Công văn 3679/UBND-KSTTHC năm 2024

Theo đó, để triển khai Công văn 2886/BTTTT-PTTH&TTĐT năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Công văn 3679/UBND-KSTTHC năm 2024 như sau:

(1) Giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ nhiệm vụ đã được UBND Thành phố giao tại Kế hoạch 308/KH-UBND năm 2022 về Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội và hướng dẫn, chỉ đạo của các Bộ, ngành liên quan, quyết liệt triển khai thực hiện việc bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên địa bàn Thành phố tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, trong đó ưu tiên các biện pháp đảm bảo hoàn thành các mục tiêu:

- 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em định kỳ tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em tham gia môi trường mạng an toàn.

- 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội.

- 100% tổ chức, cá nhân khi bị tố giác, phát hiện vi phạm quy định pháp luật đối với trẻ em trên môi trường mạng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

(2) Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

- Rà soát, phát hiện các thông tin độc hại trên môi trường mạng để xử lý kịp thời các thông tin không phù hợp, không có lợi cho trẻ em. Tham mưu UBND Thành phố thành lập Trung tâm xử lý tin giả, tin xấu độc để tiếp nhận, xử lý các phản ánh, thông tin có ảnh hưởng đến trẻ em trên không gian mạng.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai Quyết định 830/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn Thành phố; đồng thời thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

(3) Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo lành mạnh trên môi trường mạng đến từng trường học, lớp học, thôn, bản, xóm, ấp, tổ dân phố, khu dân cư; giáo dục, vận động cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, gia đình thường xuyên quan tâm, đồng hành cùng trẻ trên môi trường mạng.

- Đa dạng đối tượng tuyên truyền, triển khai các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy gia đình, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo chủ động, thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình; tìm hiểu thông tin và khả năng tự phát hiện, tố cáo các hành vi có nguy cơ xâm hại khi tham gia môi trường mạng.

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ về hỗ trợ, bảo vệ trẻ em tương tác sáng tạo lành mạnh trên môi trường mạng nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục cho trẻ em, học sinh, phụ huynh.

- Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại các cấp, các ngành; huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể và người dân trong việc bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng.

(4) Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng mô hình, quy chế quản lý việc dạy học trực tuyến và hướng dẫn cho nhà trường, giáo viên về nội dung bảo đảm an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với các hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục. Triển khai các giải pháp kỹ thuật tại trường học nhằm giám sát, chặn, lọc truy cập nội dung vi phạm pháp luật, nội dung không phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi. 

UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện.

>>> Xem thêm: 04 biện pháp an toàn cho trẻ em khi ở nhà cao tầng

Xem thêm Công văn 3679/UBND-KSTTHC ban hành ngày 06/11/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 500

Bài viết về

lĩnh vực Công nghệ thông tin

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]