Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
18/10/2024 08:30 AM

Bài viết sau có nội dung về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính mới nhất được quy định trong Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính mới nhất

Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính mới nhất (Hình từ Internet)

Ngày 15/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định 2449/QĐ-BTC về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.

1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính mới nhất

Theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024 thì các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính bao gồm:

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, vai trò nêu gương của đảng viên, người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số.

2. Quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở

Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số.

Xem thêm Quyết định 2449/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày 15/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn