Nội dung được đề cập tại Báo cáo 560/BC-BYT năm 2023 về tiến độ thực hiện Quyết định 659/QĐ-TTg về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030.
Theo đó, tại phần kết quả thực hiện giải pháp của Quyết định 659/QĐ-TTg 2020, có nêu: Nội dung rà soát xây dựng các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe người lao động hiện đang tập trung: (i) Xây dựng dự thảo phác đồ điều trị các bệnh nghề nghiệp trong danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và triển khai thí điểm trị liệu phục hồi chức năng rối loạn cơ xương khớp nghề nghiệp ở người lao động; (ii) Rà soát, đánh giá các nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với hướng dẫn phân loại sức khỏe người lao động (tại Quyết định 1613/QĐ-BYT ngày 15/8/1997 về ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ” cho người lao động).
Đối với nhiệm vụ Quản lý sức khỏe nghề nghiệp lồng ghép trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân tại tuyến xã (thực hiện trong giai đoạn 2020-2025):
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Tổng LĐLĐVN, các Bộ, ngành có liên quan thực hiện Đánh giá thực trạng triển khai Quyết định 1613/QĐ-BYT ngày 15/8/1997 về ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ” cho người lao động và đề xuất sửa đổi bổ sung.
Như vậy, thời gian tới sẽ thực hiện sửa Quyết định 1613 về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động.
Sẽ sửa Quyết định 1613 về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động (Hình từ internet)
Ngày 15/8/1997, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1613/BYT-QĐ về Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động.
- Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ, khám đổi nghề vì sức khoẻ của các công dân Việt Nam vào học ở các trường Đại học, Trung học Chuyên nghiệp trường Dạy nghề và vào làm việc ở các tổ chức sản xuất kinh doanh của nhà nước, của tư nhân, các tổ chức liên kết liên doanh với nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
- Đối với các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn sơ tuyển. Việc khám tuyển chính thức sẽ dựa vào tiêu chủân khám tuyển của từng nghề, công việc đó.
- Công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên không bị các bệnh cấp tính là đối tượng của tiêu chuẩn này.
- Tiêu chuẩn quy định có 5 loại sức khoẻ:
+ Loại I: Rất khoẻ
+ Loại II: Khoẻ
+ Loại III: Trung bình
+ Loại IV: Yếu
+ Loại V: Rất yếu
**Các phụ lục kèm theo Quyết định 1613/BYT-QĐ năm 1997:
Phụ lục 1: MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý KHI KHÁM LÂM SÀNG
Phụ lục 2: PHÂN LỌAI THỂ LỰC CƠ QUAN BỘ MÁY
Phụ lục 3: PHÂN LỌAI MẤT SỨC NHAI
Phụ lục 4: PHÂN LỌAI TÚI LỢI BỆNH LÝ TRONG VIÊM QUANH RĂNG
Phụ lục 5: BẢNG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG
Phụ lục 6: Chỉ số BMI (Body Mass Index) của tổ chức Y tế Thế giới
BMI = |
Trọng lượng cơ thể (kg) |
(Chiều cao đứng (m))2 |
Xem chi tiết tại Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ” cho người lao động kèm theo Quyết định 1613/BYT-QĐ năm 1997.