Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo đối với tín dụng chính sách xã hội

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
08/10/2024 12:45 PM

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo đối với tín dụng chính sách xã hội.

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo đối với tín dụng chính sách xã hội

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo đối với tín dụng chính sách xã hội (Hình từ Internet)

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo đối với tín dụng chính sách xã hội

Ngày 14/8/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội theo hình thức trực tuyến.

Theo Thông báo 449/TB-VPCP ngày 03/10/2024, sau khi nghe Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo, ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tổ chức chu đáo Hội nghị. Các tham luận và ý kiến phát biểu tâm huyết, cụ thể, đánh giá đầy đủ kết quả đạt được, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian sắp tới. Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, đề xuất, kiến nghị tại Hội nghị để báo cáo cấp thẩm quyền tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét việc ban hành văn bản chỉ đạo phù hợp nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới.

(1) Về kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW:

- Các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội đã xác định rõ nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên.

- Ngân hàng Chính sách xã hội đã không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng đặc thù, sáng tạo phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự đồng hành của hệ thống chính trị, tập trung huy động được nguồn vốn lớn, đa dạng, không ngừng tăng trưởng, rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thiết lập kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, tuân thủ quy định trong quản lý, sử dụng nguồn lực, phát huy được vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập điểm giao dịch xã.

Biểu dương và đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự đóng góp quan trọng của Ngân hàng Chính sách xã hội trong tham mưu tổ chức thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư và các kế hoạch triển khai do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

(2) Về một số tồn tại, hạn chế, bất cập cần khắc phục: Cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý, chưa đảm bảo tính bền vững theo định hướng mục tiêu của Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030. Nguồn vốn ủy thác tại một số địa phương còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Chính sách tín dụng chưa triệt để, chưa bao trùm hết các đối tượng có nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi. Một số chính sách điều chỉnh nâng mức cho vay còn chậm. Quy mô tín dụng, đối tượng thụ hưởng còn khiêm tốn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

(3) Về bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW:

- Nhân tố quan trọng quyết định thành công là có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

- Cán bộ tận tâm, trách nhiệm sâu sát, gần dân, sát dân, đồng hành cùng người dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện công khai, minh bạch và có sự giám sát của chính quyền cơ sở.

- Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách phải được tiến hành chủ động, thường xuyên, liên tục, kịp thời, đầy đủ tới các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân để biết, để kiểm tra, giám sát từ cơ sở.

- Định kỳ, thường xuyên tiến hành các sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị, Kết luận của Đảng để đề ra những mục tiêu, kế hoạch, lộ trình, giải pháp thực hiện có hiệu quả, phù hợp.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 956

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]