Tải App trên Android

Hướng dẫn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
21/09/2024 20:15 PM

Bài viết sau có nội dung về việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư mới nhất được quy định trong Nghị định 115/2024/NĐ-CP.

Hướng dẫn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư mới nhất

Hướng dẫn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư mới nhất (Hình từ Internet)

Ngày 16/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 115/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

1. Hướng dẫn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư mới nhất

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 115/2024/NĐ-CP thì việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư như sau:

- Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt gồm:

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư của bên mời thầu;

+ Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia;

+ Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu của các nhà đầu tư và những tài liệu khác có liên quan.

- Nội dung thẩm định gồm:

+ Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;

+ Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;

+ Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

+ Xem xét những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;

+ Các nội dung liên quan khác.

- Nội dung báo cáo thẩm định bao gồm:

+ Khái quát thông tin dự án, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;

+ Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của bên mời thầu về kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

+ Tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có);

d) Nhận xét và ý kiến của tổ thẩm định về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định 115/2024/NĐ-CP; về việc đáp ứng mục tiêu bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

+ Đề xuất và kiến nghị của tổ thẩm định về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư; đề xuất phương án xử lý trong trường hợp có sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; kiến nghị trong trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

+ Các ý kiến khác (nếu có).

2. Trách nhiệm của tổ thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư

Trách nhiệm của tổ thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được quy định cụ thể tại Điều 58 Nghị định 115/2024/NĐ-CP như sau:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:

+ Hồ sơ mời thầu đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 115/2024/NĐ-CP;

+ Kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền.

- Cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế giao nhiệm vụ thẩm định tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:

+ Hồ sơ mời thầu đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế là người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 115/2024/NĐ-CP;

+ Kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế là người có thẩm quyền.

- Trường hợp bên mời thầu được ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 79 Luật Đấu thầu 2023 và khoản 3 Điều 56 Nghị định 115/2024/NĐ-CP, bên mời thầu thành lập tổ thẩm định hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc để tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ mời thầu.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định.

Xem thêm Nghị định 115/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký 16/9/2024.

Kể từ ngày Nghị định 115/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành:

- Nghị định 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà đầu tư;

- Điều 89 Nghị định 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 638

Bài viết về

lĩnh vực Đầu tư

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]