Bộ Công an đề xuất 8 nhóm dữ liệu không được công khai

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
20/09/2024 12:00 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung Bộ Công an đề xuất 8 nhóm dữ liệu không được công khai

Bộ Công an đề xuất 8 nhóm dữ liệu không được công khai

Bộ Công an đề xuất 8 nhóm dữ liệu không được công khai (Hình từ internet)

Bộ Công an đề xuất 8 nhóm dữ liệu không được công khai

Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Luật Dữ liệu quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị dữ liệu; bổ sung thiết chế quản lý nhà nước về dữ liệu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó Bộ này đề xuất không công khai 8 nhóm dữ liệu quan trọng.

Theo đó, các nhóm dữ liệu không được phép công khai gồm:

- Dữ liệu cá nhân mà chủ thể không đồng ý chia sẻ.

- Dữ liệu là bí mật nhà nước.

- Dữ liệu liên quan đến quốc phòng, an ninh.

- Dữ liệu có khả năng gây nguy hại đến lợi ích Nhà nước và quan hệ quốc tế.

- Dữ liệu có thể ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

- Dữ liệu gây nguy hại đến tính mạng, tài sản của người khác.

- Thông tin thuộc bí mật công tác.

- Tài liệu nội bộ của cơ quan nhà nước.

Đề xuất quy định về cung cấp dữ liệu cho cơ quan nhà nước

(1) Tổ chức, cá nhân phải thực hiện kê khai, cung cấp dữ liệu cho cơ quan nhà nước trong trường hợp đặc biệt khi được yêu cầu.

(2) Trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

- Khi dữ liệu được yêu cầu cung cấp là cần thiết để ứng phó với tình trạng khẩn cấp công cộng;

- Khi việc thiếu dữ liệu sẵn có ngăn cản cơ quan nhà nước hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể vì lợi ích công cộng đã được pháp luật quy định rõ ràng và cơ quan nhà nước không thể lấy được dữ liệu đó bằng các biện pháp thay thế khác.

(3) Khi yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu trong trường hợp đặc biệt, cơ quan nhà nước có trách nhiệm:

- Chỉ rõ dữ liệu nào được yêu cầu;

- Giải thích mục đích sử dụng dữ liệu và thời hạn sử dụng đó;

- Nêu cơ sở pháp lý cho việc yêu cầu dữ liệu;

- Chỉ định thời hạn cần cung cấp dữ liệu. Trong thời hạn đó người nắm giữ dữ liệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước sửa đổi hoặc rút lại yêu cầu.

(4) Yêu cầu cung cấp dữ liệu được thực hiện theo khoản 5 của Điều này phải đảm bảo:

- Được thể hiện bằng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu đối với người nắm giữ dữ liệu;

- Tương xứng với nhu cầu đặc biệt, về mức độ chi tiết và khối lượng dữ liệu được yêu cầu cũng như tần suất truy cập dữ liệu được yêu cầu;

- Tôn trọng các mục đích hợp pháp của người nắm giữ dữ liệu, có tính đến việc bảo vệ bí mật thương mại cũng như chi phí và công sức cần thiết để cung cấp dữ liệu;

- Thông báo cho người nắm giữ dữ liệu về các hình phạt sẽ được áp dụng trong trường hợp không thực hiện yêu cầu.

(5) Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước khi đã nhận được dữ liệu theo yêu cầu:

- Không sử dụng dữ liệu theo cách không phù hợp với mục đích đã đặt ra yêu cầu;

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu, chủ thể cung cấp dữ liệu;

- Hủy dữ liệu ngay khi chúng không còn cần thiết cho mục đích đã nêu và thông báo cho chủ thể cung cấp dữ liệu về việc hủy dữ liệu.

(6) Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện cung cấp dữ liệu cho cơ quan nhà nước trong trường hợp đặc biệt.

(7) Tổ chức, cá nhân được quyền tự nguyện đóng góp dữ liệu thuộc quyền sở hữu hoặc dữ liệu được lưu trữ, thu thập theo quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước để phục vụ mục đích công cộng, hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.

Dự kiến Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 373

Bài viết về

lĩnh vực Công nghệ thông tin

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]