Tổng cục Thuế sẽ tổ chức đối thoại trực tiếp với người nộp thuế dự kiến vào ngày 27 tháng 9 năm 2024 tại TPHCM

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
18/09/2024 08:39 AM

Dự kiến vào ngày 27 tháng 9 năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tổ chức đối thoại trực tiếp với người nộp thuế thuộc TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.

Tổng cục Thuế sẽ tổ chức đối thoại trực tiếp với người nộp thuế dự kiến vào ngày 27 tháng 9 năm 2024 tại TPHCM

Tổng cục Thuế sẽ tổ chức đối thoại trực tiếp với người nộp thuế dự kiến vào ngày 27 tháng 9 năm 2024 tại TPHCM (Hình từ Internet)

Tổng cục Thuế đã có Thư ngỏ gửi Quý Doanh nghiệp, Người nộp thuế trên địa bàn các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An về việc tổ chức Hội nghị đối thoại, giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của Người nộp thuế trong việc thực hiện các quy định, chính sách pháp luật thuế.

Thư ngỏ

Tổng cục Thuế sẽ tổ chức đối thoại trực tiếp với người nộp thuế dự kiến vào ngày 27 tháng 9 năm 2024 tại TPHCM 

Theo đó, để kịp thời lắng nghe, giải đáp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định, chính sách pháp luật thuế, Tổng cục Thuế tổ chức “Hội nghị đối thoại với Người nộp thuế tại 5 tỉnh, thành phố phía Nam năm 2024":

Thời gian: dự kiến 01 ngày, từ 8h00', ngày 27/9/2024 (Thứ Sáu).

Địa điểm: Trụ sở cơ quan Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh (Số 63, đường Vũ Tông Phan, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh).

Tổng cục Thuế trân trọng đề nghị Quý Doanh nghiệp, Người nộp thuế có vướng mắc, kiến nghị thực hiện đăng ký tham dự Hội nghị với Tổng cục Thuế (theo mã QR dưới hình); đồng thời gửi các nội dung vướng mắc, kiến nghị và đề xuất về Tổng cục Thuế trước ngày 23/9/2024 để tổng hợp. (theo mã QR dưới hình)

Trên cơ sở tổng hợp danh sách đăng ký tham dự và các vướng mắc, kiến nghị của Quý Doanh nghiệp, Người nộp thuế cũng như điều kiện Hội trường, Tổng cục Thuế sẽ lựa chọn và có Giấy mời chính thức gửi tới Quý Doanh nghiệp, Người nộp thuế để tham dự. Tổng cục Thuế rất mong nhận được sự phản hồi của Quý Doanh nghiệp, Người nộp thuế. 

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thuế

Theo Điều 2 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg thì Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

* Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định:

- Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuế;

- Chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế; Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

* Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

- Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế;

- Kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục Thuế.

* Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, quy trình nghiệp vụ; văn bản quy phạm nội bộ và văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.

* Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

* Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế.

* Tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật:

- Hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và các nghiệp vụ khác có liên quan;

- Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế;

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật.

* Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.

* Được áp dụng các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế:

- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;

- Ấn định thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.

* Lập hồ sơ kiến nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

* Thanh tra chuyên ngành thuế; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

* Xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế.

* Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê về thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định.

* Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

* Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

* Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của ngành thuế đối với người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

* Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

* Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

* Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,272

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]