Đã có dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về dân sự

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
11/09/2024 17:03 PM

Mới đây, Bộ Tư pháp công bố dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về dân sự nhằm hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi, thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Đã có dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về dân sự

 Đã có dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về dân sự

Dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về dân sự

Đã có dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về dân sự

Cụ thể, dự thảo Luật Tương trợ tự pháp dân sự quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự.

Dự thảo Luật Tương trợ tự pháp dân sự áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam.

Dự kiến nếu được ban hành, dự thảo Luật Tương trợ tự pháp dân sự sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2026, và sẽ thay thế Luật Tương trợ tư pháp 2007 (hiện đang quy định chung cho các lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người chấp hành hình phạt tù)

Với việc đề xuất dự thảo Luật Tương trợ tự pháp dân sự, đã chính thức tách Luật Tương trợ tư pháp 2007 thành 04 Luật riêng, và các Luật này đang được đề xuất xây dựng bao gồm:

- Luật Tương trợ tự pháp dân sự

- Luật Tương trợ tự pháp hình sự

- Luật Dẫn độ

- Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Sau đây là đơn cử một vài quy định đang được đề xuất lấy ý kiến tại dự thảo Luật Tương trợ tự pháp dân sự.

(1) Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự

Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:

1. Tống đạt giấy tờ;

2. Thu thập, cung cấp chứng cứ;

3. Triệu tập người làm chứng, người giám định;

4. Các yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự khác.

(Điều 3 dự thảo Luật Tương trợ tự pháp dân sự)

(2) Nguyên tắc tương trợ tư pháp về dân sự

- Tương trợ tư pháp về dân sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

(Điều 6 dự thảo Luật Tương trợ tự pháp dân sự)

(3) Quy định về triệu tập và bảo vệ người làm chứng, người giám định

- Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài có thể triệu tập người làm chứng, người giám định theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Trong giấy triệu tập phải ghi rõ điều kiện làm chứng, giám định và cam kết về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại, chi trả chi phí cho người làm chứng, người giám định.

- Cơ quan yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự phối hợp với cơ quan khác có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi trong nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của pháp luật nước mình cho người làm chứng, người giám định.

- Người làm chứng, người giám định được triệu tập không bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử vì những lý do sau đây trước khi đến lãnh thổ nước yêu cầu:

+ Cung cấp lời khai làm chứng, bản kết luận chuyên môn đối với vụ án mà người đó được triệu tập;

+ Phạm tội ở nước yêu cầu;

+ Có quan hệ với đối tượng đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự tại nước yêu cầu;

+ Có liên quan đến vụ việc dân sự hoặc hành chính khác tại nước yêu cầu.

- Quyền không bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử của người làm chứng, người giám định quy định tại khoản 4 Điều 9 dự thảo Luật Tương trợ tự pháp dân sự chấm dứt nếu người đó không rời lãnh thổ nước yêu cầu sau thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu về việc không cần họ có mặt tại lãnh thổ nước này. Thời hạn này không tính vào thời gian mà người làm chứng, người giám định không thể rời lãnh thổ nước yêu cầu vì lý do bất khả kháng.

(Điều 9 dự thảo Luật Tương trợ tự pháp dân sự)

Xem thêm nhiều nội dung quy định đang được đề xuất tại dự thảo Luật Tương trợ tự pháp dân sự.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 922

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn