Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác định mối quan hệ đặc biệt và trị giá hải quan trên tờ khai hải quan

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
10/09/2024 15:30 PM

Bài viết sau có nội dung về việc xác định mối quan hệ đặc biệt và trị giá hải quan trên tờ khai hải quan được Tổng cục Hải quan hướng dẫn trong Công văn 4088/TCHQ-TXNK năm 2024.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác định mối quan hệ đặc biệt và trị giá hải quan trên tờ khai hải quan

Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác định mối quan hệ đặc biệt và trị giá hải quan trên tờ khai hải quan (Hình từ Internet)

Ngày 26/8/2024, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 4088/TCHQ-TXNK năm 2024 trả lời vướng mắc.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác định mối quan hệ đặc biệt và trị giá hải quan trên tờ khai hải quan

Theo đó, sau khi Tổng cục Hải quan nhận được Công văn 01/CV-2024 năm 2024 của Công ty TNHH United Oil Việt Nam đề nghị hướng dẫn về việc kê khai mối quan hệ đặc biệt trên tờ khai hải quan và xác định trị giá hải quan. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể trong Công văn 4088/TCHQ-TXNK năm 2024 như sau:

(1) Về việc xác định mối quan hệ đặc biệt:

Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định cụ thể các trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt. Theo đó, các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, trong đó một bên là đại lý độc quyền, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượng độc quyền của bên kia được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu như mối quan hệ đó phù hợp với quy định một trong các điểm từ điểm a đến điểm h tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BTC.

Do đó, đề nghị Công ty trên cơ sở hồ sơ thực tế (ví dụ: hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng mua bán quy định các điều khoản quyền, nghĩa vụ và điều kiện mua bán giữa 2 bên,...), đối chiếu với các quy định nêu trên để xác định trường hợp của Công ty và nhà cung cấp có mối quan hệ đặc biệt hay không.

(2) Về việc kê khai trị giá hải quan:

Căn cứ điểm 1.45 phần 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn khai chỉ tiêu “Mã phân loại trị giá” trên tờ khai nhập khẩu: doanh nghiệp nhập mã phân loại “6” - Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch trong trường hợp không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nhập mã phân loại “7” - Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch trong trường hợp có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng tới trị giá giao dịch.

(3) Về việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính (sửa đổi khoản 2 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) thì người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung tự kê khai và tự xác định trị giá hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu theo quy định.

Căn cứ quy định Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trị giá hải quan. Trường hợp cơ quan hải quan có nghi vấn về trị giá do người khai hải quan kê khai thì thông báo để người khai hải quan chuẩn bị hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu để thực hiện tham vấn và bác bỏ, xác định lại trị giá hải quan (nếu có đủ căn cứ bác bỏ trị giá kê khai).

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên trường hợp giữa Công ty và nhà cung cấp không có mối quan hệ đặc biệt nhưng cơ quan hải quan có nghi vấn về trị giá do người khai hải quan kê khai thì xác định nghi vấn để thực hiện tham vấn và xác định trị giá (nếu có đủ cơ sở bác bỏ trị giá kê khai) theo quy định.

Xem thêm Công văn 4088/TCHQ-TXNK ban hành ngày 26/8/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6

Bài viết về

lĩnh vực Xuất nhập khẩu

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn