06 nhiệm vụ chung trong giáo dục chính trị và công tác HSSV năm học 2024-2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
31/08/2024 16:00 PM

Tại Công văn 4654/BGDĐT-GDCTHSSV, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu ra 06 nhiệm vụ chung trong giáo dục chính trị và công tác HSSV năm học 2024-2025.

06 nhiệm vụ chung trong giáo dục chính trị và công tác HSSV năm học 2024-2025

06 nhiệm vụ chung trong giáo dục chính trị và công tác HSSV năm học 2024-2025 (Hình từ Internet)

Ngày 23/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 4654/BGDĐT-GDCTHSSV về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2024-2025.

06 nhiệm vụ chung trong giáo dục chính trị và công tác HSSV năm học 2024-2025

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu ra 06 nhiệm vụ chung trong giáo dục chính trị và công tác HSSV năm học 2024-2025 như sau:

(1) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; quán triệt, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật, Đề án, Chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên bảo đảm chất lượng, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị.

(2) Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống gắn với việc xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam; tăng cường công tác tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh, sinh viên.

(3) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo của phòng/ban/bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên tại các sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học.

(4) Tăng cường phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và xã hội xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ; tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động, đặc biệt đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

(6) Tổ chức tổng kết, đánh giá các Đề án, Dự án, Chương trình về nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên giai đoạn 2021 - 2025; tiếp tục đề xuất, tham mưu phương hướng thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

(6) Tăng cường và đổi mới công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền, xác định giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên là nhiệm vụ trọng tâm, gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội của từng địa phương, đơn vị; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên.

Xem thêm tại Công văn 4654/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 23/8/2024.

12 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025 ngành Giáo dục

Theo Mục II Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành Giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 2236/QĐ-BGDĐT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:

(1) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục

(2) Đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó, quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển hải đảo, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo

(3) Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

(4) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

(5) Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

(6) Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học

(7) Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo

(8) Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục

(9) Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành

(10) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

(11) Tăng cường công tác truyền thông giáo dục

(12) Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,200

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn