Chỉ đạo thực hiện tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
29/08/2024 21:45 PM

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Chỉ đạo thực hiện tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ

Chỉ đạo thực hiện tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ (Hình từ Internet)

Chỉ đạo thực hiện tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ

Ngày 06/8/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo đã chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).

Theo Thông báo 395/TB-VPCP ngày 21/8/2024, Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí với mục tiêu, yêu cầu, phạm vi trong dự thảo Kế hoạch Đề án. Đây là nhiệm vụ khó, nhạy cảm, phức tạp nhưng phải quyết tâm cao mới hoàn thành được mục tiêu đề ra. Dự thảo Kế hoạch phải sát thực tế, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm và xác định rõ thời gian thực hiện từng nhiệm vụ theo tháng, quý với tinh thần rõ người, rõ việc, rõ lộ trình, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm để Ban Chỉ đạo cho ý kiến kịp thời. Đồng thời thống nhất với lộ trình phải báo cáo các cấp có thẩm quyền; làm căn cứ để các Bộ, ngành thực hiện theo đúng phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm được giao.

Kế hoạch khảo sát ở nước ngoài cần tập trung ở một số Bộ, ngành, địa phương và có thể chế chính trị, đặc điểm kinh tế, trình độ phát triển tương đồng hoặc tiên tiến hơn Việt Nam trong đó tập trung ở những nước Châu Á nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các nước khác, nếu có thời gian, điều kiện thì tổ chức khảo sát thêm.

Bộ Nội vụ xây dựng Đề cương Báo cáo đánh giá việc việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, ngành trên cơ sở Đề cương sơ bộ Đề án tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc xây Báo cáo. Đề cương Báo cáo cần chi tiết, cụ thể số liệu, rõ phạm vi (20 năm), đối tượng (chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Bộ, ngành), tinh thần những gì đã rõ, đã chín, thực hiệu hiệu quả thì thể chế hóa thành quy định để thực hiện.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo trực tiếp quá trình xây dựng Báo cáo đánh giá việc việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, ngành bảo đảm chất lượng, đúng yêu cầu; ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng Báo cáo. Một số Bộ, ngành đặc thù xây dựng Báo cáo chuyên ngành; tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực tổ chức bộ máy, nhưng phải có chọn lọc.

Quá trình xây dựng Đề án tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ phải đặt trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống chính trị, giữa Chính phủ với các cơ quan Trung ương, với các bộ, ngành, với chính quyền địa phương; bám sát Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và các Luật chuyên ngành khác trong đó tập trung vào:

- Rà soát, đánh giá về phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực; nâng cao năng lực thực thi, công tác thanh tra, kiểm tra; giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và giảm môi trường phát sinh tiêu cực (làm rõ mặt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm) và đề xuất sửa đổi các quy định tại các luật liên quan;

- Đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy Chính phủ trong nhiệm kỳ tới nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm đầu mối bên trong, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với nguyên tắc Chính phủ, các bộ, ngành tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế chính sách, nâng cao năng lực, điều hành, tổ chức thực hiện và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra;

- Rà soát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của từng Bộ, ngành, cơ quan về vấn đề chồng chéo, giao thoa và đề xuất phương án giải quyết theo nguyên tắc không xáo trộn nhiều, sắp xếp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, bảo đảm phù hợp, hiệu quả giảm tầng nấc, giảm khâu trung gian; một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người làm và chịu trách nhiệm chính. Đánh giá sâu sắc việc tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, lưu ý các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực.

Xem chi tiết nội dung tại Thông báo 395/TB-VPCP ngày 21/8/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 499

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn