11 thành phố đô thị loại I của Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
28/08/2024 16:00 PM

Theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024, dự kiến đến năm 2030 Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ có 11 thành phố đô thị loại I, chi tiết tại bài viết dưới đây.

11 thành phố đô thị loại I của Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030

11 thành phố đô thị loại I của Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 (Hình từ Internet)

Ngày 22/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 891/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

11 thành phố đô thị loại I của Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030

Cụ thể, theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024, đã công bố Quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2030 với các danh mục các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III của 06 vùng trên cả nước.

Trong đó, tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024, đã nêu danh sách các đô thị loại I trên cả nước được quy hoạch đến năm 2030.

Riêng đối với Vùng đồng bằng sông Hồng được quy hoạch có 11 thành phố đô thị Loại I như sau:

STT

Đô thị

Tỉnh

Dự kiến loại đô thị đến năm 2030

1

Bắc Ninh

Bắc Ninh

Loại I

2

Hạ Long

Quảng Ninh

Loại I

3

Cẩm Phả

Quảng Ninh

Loại I

4

Uông Bí

Quảng Ninh

Loại I

5

Móng Cái

Quảng Ninh

Loại I

6

Hải Dương

Hải Dương

Loại I

7

Hưng Yên

Hưng Yên

Loại I

8

Nam Định

Nam Định

Loại I

9

Phủ Lý

Hà Nam

Loại I

10

Thái Bình

Thái Bình

Loại I

11

Ninh Bình

Ninh Bình

Loại I

 Định hướng kiến trúc, cảnh quan đô thị, nông thôn đến năm 2030

Theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 đã định hướng kiến trúc, cảnh quan đô thị, nông thôn đến năm 2030 như sau:

- Tổng thể kiến trúc cảnh quan của mỗi vùng và đô thị, nông thôn phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, dân số - xã hội, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyền thống văn hóa lịch sử của địa phương và các yêu cầu phát triển mới. Tổng thể kiến trúc của mỗi đô thị, nông thôn phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới; đổi mới môi trường văn hóa kiến trúc truyền thống.

- Hình thành bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị mới hiện đại, có bản sắc, góp phần tạo nên hình ảnh đô thị tương xứng với tầm vóc đất nước của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác thiết kế đô thị nhằm nâng cao chất lượng không gian, chất lượng kiến trúc cảnh quan cho từng đô thị nói chung, không gian các khu vực trung tâm, các tuyến phố chính đô thị nói riêng.

- Đặc biệt quan tâm đến kiến trúc các đô thị là trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; bảo vệ, tôn tạo kiến trúc cảnh quan tại các khu vực di sản trong đô thị, đô thị đặc thù như Huế, Hội An, Đà Lạt, Sa Pa, Ninh Bình; các khu phố cổ, phố cũ; di tích lịch sử, di sản văn hóa và các công trình kiến trúc cảnh quan có giá trị.

- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã phải dành không gian đệm bảo vệ công trình văn hoá tôn giáo, tín ngưỡng, các di tích và dấu ấn lịch sử văn hóa làng xã; hệ thống không gian mở không gian xanh, đảm bảo quy chuẩn tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn; sông hồ, ao, kênh mương có quy hoạch và được đầu tư cải tạo.

Định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn đến năm 2030

Theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024, về định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn có các chỉ tiêu phát triển đô thị, nông thôn thời kỳ đến năm 2030 như sau:

- Hệ thống đô thị: Tỷ lệ đô thị hoá năm 2030 đạt trên 50%; năm 2050 đạt 70%; số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%; xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 03 - 05 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.

Dân số đô thị tăng trung bình 3,37 - 4,13%/năm trong giai đoạn 2025 - 2030; tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,9 - 2,3%, phù hợp với đặc trưng sử dụng đất vùng miền.

- Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 16 - 26%; diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 8 - 10 m2; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 32 m2; phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G, tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch đảm bảo chất lượng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tại các đô thị loại II trở lên đạt 40 - 45%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải được thu gom đạt dưới 10%.

- Hệ thống nông thôn: Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phấn đấu cả nước có khoảng 70% số huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; trong đó 35% số 6 huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu 100% huyện có đô thị.

Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

Xem thêm tại Quyết định 891/QĐ-TTg ban hành ngày 22/8/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 903

Bài viết về

lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]