Hoạt động của cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt (Hình từ Internet)
Cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt là cơ sở được đầu tư bằng nguồn lực của Nhà nước, nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập hoặc phê duyệt chủ trương thành lập hoặc Bộ Công an được giao quản lý, làm nòng cốt trong xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh. Theo Điều 40 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024, hoạt động của cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt bao gồm:
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hoá, tăng hạn sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất vật tư kỹ thuật; sản xuất sản phẩm, trang thiết bị phục vụ hoạt động cơ yếu trong công tác công an theo quy định của pháp luật về cơ yếu, sản phẩm an ninh mạng phục vụ công tác công an; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí theo quy định của pháp luật.
- Sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác bảo đảm hoạt động công nghiệp an ninh.
- Đào tạo nhân lực cho công nghiệp an ninh.
- Chuyển giao công nghệ, tài liệu, hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện nhân lực; tham gia nghiệm thu sản phẩm, dây chuyền; kiểm tra, tiếp nhận sản phẩm cho công nghiệp an ninh.
- Cất trữ phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt, vật tư kỹ thuật cho công nghiệp an ninh.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 39 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc tổ chức được Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc Bộ Công an được giao quản lý;
- Có chức năng, nhiệm vụ: nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hoá, tăng hạn sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt; sản xuất vật tư kỹ thuật; sản xuất sản phẩm, trang thiết bị phục vụ hoạt động cơ yếu trong công tác công an theo quy định của pháp luật về cơ yếu; sản xuất sản phẩm an ninh mạng; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí theo quy định của pháp luật; hoạt động thương mại an ninh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ an ninh; đào tạo nhân lực; cất trữ phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt, vật tư kỹ thuật;
- Có tổ chức biên chế từ cấp phòng trở lên trong Công an nhân dân.
Cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt gồm các loại hình sau đây:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cơ sở cất trữ phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt, vật tư kỹ thuật.
- Ưu tiên bảo đảm ngân sách, có chính sách, cơ chế đặc thù cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
- Xây dựng, phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt tinh, gọn, mạnh, hiệu quả, tiên tiến, hiện đại; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo với sản xuất, sửa chữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
- Ưu tiên nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Huy động tối đa nguồn lực của công nghiệp quốc gia, xây dựng và phát triển công trình hạ tầng phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; thu hút, đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, gắn kết chặt chẽ, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Trần Trọng Tín