Quy trình chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp của ngân hàng hợp tác xã

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
06/07/2024 18:00 PM

Bài viết sau có nội dung về quy trình chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp của ngân hàng hợp tác xã được quy định trong Thông tư 27/2024/TT-NHNN.

Quy trình chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp của ngân hàng hợp tác xã

Quy trình chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp của ngân hàng hợp tác xã (Hình từ Internet)

Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Quy trình chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp của ngân hàng hợp tác xã

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 27/2024/TT-NHNN thì việc chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp của ngân hàng hợp tác xã như sau:

- Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện như sau:

+ Thành viên là quỹ tín dụng nhân dân chỉ được chuyển nhượng một phần vốn góp (nhưng phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN) cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 Thông tư 27/2024/TT-NHNN:

+ Thành viên không phải là quỹ tín dụng nhân dân được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định lại Điều 10 Thông tư 27/2024/TT-NHNN. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp thì thành viên phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN.

- Khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 11 Thông tư 27/2024/TT-NHNN, thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho phép nhân khác hoặc được hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) và các quyền lợi khác theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 27/2024/TT-NHNN.

- Việc hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) cho thành viên phải căn cứ vào thực trạng tài chính của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm quyết định hoàn trả và chỉ được xem xét khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Không làm giảm vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã xuống dưới mức vốn pháp định;

+ Không dẫn đến vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước,

+ Đảm bảo khả năng thanh khoản tại thời điểm quyết định hoàn trả

+ Thành viên đã giải quyết dứt điểm nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng hợp tác xã bao gồm:

++ Đã hoàn trả đầy đủ các khoản nợ vay (cả gốc, lãi và phí);

++ Đã bồi hoàn đầy đủ các khoản tổn thất phải chịu trách nhiệm hoặc liên

đới chịu trách nhiệm:

++ Đã xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản núi ra trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên.

- Việc chuyển nhượng vốn góp giữa thành viên với pháp nhân không phải là thành viên chỉ được thực hiện sau khi Hội đồng quản trị thông qua việc kết nạp thành viên mới đối với với pháp nhân này. Việc chuyển nhượng vốn góp phải đảm bảo quy định về tổng mức vốn góp tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN.

- Việc hoàn trả toàn bộ vốn góp cho thành viên chấm dứt cách thành viên theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 27/2024/TT-NHNN phải được Đại hội thành viên thông qua. Việc hoàn trả toàn bộ vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 11 Thông tư 27/2024/TT-NHNN phải được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã thông qua.

Xem thêm Thông tư 27/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Võ Tấn Đại

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 597

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn