Đáp án đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nam

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
14/06/2024 19:06 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đáp án đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nam.

Đáp án đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nam

Đáp án đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nam (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đáp án đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nam

Ngày 29/3/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam ban hành Hướng dẫn 04/HD-SGDĐT về việc tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.

Dưới đây đáp án tham khảo đề thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nam:

1. Môn Toán

Đề thi

Đáp án tham khảo:

2. Môn Tiếng Anh

<Đang cập nhật>

3. Môn Ngữ văn

Đề thi

Đáp án tham khảo:

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Câu 2.

Theo đoạn trích, tác giả cho rằng hãy chuẩn bị cho minh luôn trong tư thế sẵn sàng để chinh phục những khó khăn, thử thách vì:

- Cuộc sống vốn chứa đựng những khó khăn, thử thách. Không có một giới hạn cụ thể nào cho biết khi nào và có bao nhiêu khó khăn, thử thách sẽ xảy đến trong cuộc đời mỗi người.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ liệt kê: những khuôn khổ, những lối mòn sẵn có, phát triển cá tính riêng của bạn, khai mở những con đường mới.

- Tác dụng:

+ Tăng giá trị biểu cảm.

+ Nhấn mạnh tác dụng của những thử thách trong cuộc đời.

Câu 4.

Học sinh tự đưa ra bài học sâu sắc nhất được rút ra, đưa ra lý giải phù hợp. Viết đoạn văn khoảng 5 -7 câu có sử dụng thành phần biệt lập.

Gợi ý:

- Bài học về sự kiên trì, cố gắng.

- Bài học về những sự thích nghi và vượt qua khó khăn thử thách.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được cách rèn luyện tính tự lập.

Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý

- Nêu vấn đề nghị luận: Cách rèn luyện tính tự lập.

- Bản luận vấn đề.

+ Tự lập là việc tự giác làm những việc của bản thân mà không để người khác nhắc nhở, phản nản, giúp đỡ.

+ Chúng ta có thể tự rèn luyện tính tự lập thông qua những việc làm nhỏ như: chủ động làm công việc của mình, cố gắng hoàn thành công việc, hạn chế việc dựa dẫm vào người khác.

+ Lập bản kế hoạch, thời gian biểu cụ thể chi tiết trước khi thực hiện một công việc nào đó để tạo tính chủ động, tự lập trong công việc.

+ Phê phán những người làm việc hời hợt, luôn để người khác phải nhắc nhở, đốc thúc.

+ Cần phân biệt giữa tính tự lập và sự tách biệt với con người xung quanh.

Học sinh chú ý lấy dẫn chứng cụ thể.

- Tổng kết vấn đề.

Câu 2.

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu nội dung 3 khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài

2. 1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên:

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Hót chi mà vang trời”

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cải nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.

+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thể hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

2.2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước:

- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

“Mùa xuân .. ... xôn xao”

+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.

Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh [chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây – Nam]. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cảnh lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất

nước.

Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ": mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.

+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hạ” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

- Từ đó, thi nhân bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước và niềm tin vào tương lai:

“Đất nước ...

. phía trước”

+ Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quả khứ, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hảo. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hảo hùng của cha ông ta.

=> Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hào, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước. + So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước.

=> Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước.

2.3 Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thế hệ trẻ hiện nay có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Bởi thế hệ trẻ sẽ chính là những người tiếp bước để xây dựng đất nước.

- Để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thế hệ trẻ cần: Trau dồi tri thức, hội nhập với thế giới. Rèn luyện về nhân cách, luôn yêu nước, cống hiến hết mình vì sự nghiệp xây dựng đất nước. Hòa nhập nhưng không hòa tan, ... 3. Kết bài: Tổng kết chung về nội dung và nghệ thuật.

Những học sinh được cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 năm học 2024-2025

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (sửa đổi tại Thông tư 18/2014/TT-BGDĐTThông tư 05/2018/TT-BGDĐT), Sở giáo dục và đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10, gồm:

* Nhóm đối tượng 1:

- Con liệt sĩ;

- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;

- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;

- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.

- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

* Nhóm đối tượng 2:

- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;

- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;

- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.

* Nhóm đối tượng 3:

- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;

- Người dân tộc thiểu số;

- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,298

Bài viết về

Tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn