Đề xuất người chưa thành niên sẽ không bị còng tay khi xét xử (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Mới đây, Tòa án nhân dân tối cao vừa công bố Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, dự kiến sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 05/2024 để lấy ý kiến và sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024.
Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên |
Theo đó, tại Điều 136 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định thủ tục xét xử thân thiện đối với người chưa thành niên như sau:
- Phiên tòa xét xử các vụ án có người chưa thành niên tham gia phải được tổ chức thân thiện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. Trường hợp phiên tòa được tổ chức tại Phòng xử án thân thiện thì Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa mặc trang phục hành chính của Tòa án.
- Khi xét xử không còng tay hoặc sử dụng các phương tiện cưỡng chế khác, trừ trường hợp người chưa thành có việc làm tiêu cực hoặc có biểu hiện chống đối, gây mất trật tự tại phiên tòa.
- Người đại diện của người chưa thành niên hỗ trợ người chưa thành niên trong việc trả lời câu hỏi của Thẩm phán và người tham gia tố tụng khác.
- Tại phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa đề nghị người làm công tác xã hội trình bày Báo cáo điều tra xã hội đối với người chưa thành niên, đề nghị áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng (nếu có), và những vấn đề khác có liên quan để bảo vệ người chưa thành niên.
- Việc xét hỏi, tranh luận đối với người chưa thành niên tại phiên tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và đưa ra các giải thích rõ ràng. Thẩm phán cần điều chỉnh phiên tòa theo nhịp độ và mức độ tập trung của người chưa thành niên, có thời gian nghỉ thường xuyên khi cần thiết.
- Khi xét xử, nếu xét thấy người chưa thành niên được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng thì Hội đồng xét xử xem xét, ra quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng và đình chỉ vụ án đối với bị cáo.
Quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng phải có các nội dung chính sau đây: + Số, ngày, tháng, năm ra quyết định; + Tên Tòa án ra quyết định; + Họ và tên Thẩm phán; + Họ và tên, chức vụ, tên cơ quan của người đề nghị; họ và tên người được ủy quyền (nếu có); + Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (nếu có), nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của người được đề nghị; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đề nghị; + Lý do và các căn cứ ra quyết định; + Quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. + Trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng thì phải nêu rõ biện pháp áp dụng; thời hạn áp dụng (nếu có); + Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành quyết định; + Hiệu lực của quyết định; + Nơi nhận quyết định. Quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng có hiệu lực pháp luật kể từ ngày công bố quyết định tại phiên họp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, Tòa án phải gửi quyết định cho những người quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú. Trường hợp, áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đưa vào trường giáo dưỡng, Tòa án phải gửi quyết định cho những người quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. |
Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì người chưa thành niên sẽ không bị còng tay khi xét xử.
Xem thêm nội dung tại Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.