Đề xuất mức phạt cọc tối đa có thể gấp 5 lần giá trị tài sản đặt cọc

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
22/04/2024 17:00 PM

Cho tôi hỏi, sắp tới trong quan hệ về đặt cọc, mức phạt cọc được quy định như thế nào? – Quang Tùng (Nghệ An)

 

Đề xuất mức phạt cọc tối đa có thể gấp 5 lần giá trị tài sản đặt cọc

Đề xuất mức phạt cọc tối đa có thể gấp 5 lần giá trị tài sản đặt cọc (Hình từ internet)

Đề xuất mức phạt cọc tối đa có thể gấp 5 lần giá trị tài sản đặt cọc

Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đặt cọc. Nội dung dự thảo quy định chi tiết các vấn đề về đặt cọc tại Bộ Luật Dân sự 2015.

Dự thảo Nghị quyết

- Theo quy định tại Điều 6 của Dự thảo Nghị quyết, phạt cọc là thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật, theo đó nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì ngoài việc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc còn phải trả cho bên đặt cọc một khoản tiền.

- Trường hợp các bên không thỏa thuận phạt cọc thì trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì nếu bên đặt cọc yêu cầu, bên nhận đặt cọc vẫn phải trả cho bên đặt cọc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

02 trường hợp được đề xuất giải quyết tranh chấp về tiền nợ

Phương án 1: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có thể thỏa thuận mức tiền phạt cọc khác với mức “một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc” quy định tại khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Dân sự 2015.

Phương án 2: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có thể thỏa thuận mức tiền phạt cọc khác với mức “một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc” quy định tại khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Dân sự 2015 nhưng không vượt quá năm lần mức tiền đặt cọc. Trường hợp bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc thỏa thuận về mức phạt cọc vượt quá năm lần giá trị tài sản đặt cọc thì khi giải quyết tranh chấp, Tòa án chỉ chấp nhận phạt cọc bằng năm lần mức tiền đặt cọc

(Khoản 3 Điều 6 Dự thảo Nghị quyết)

Như vậy, sắp tới các bên tham gia vào quan hệ đặt cọc có thể tự thỏa thuận mức phạt cọc khác với giá trị của tài sản đặt cọc. Dự kiến có thể gấp 5 lần giá trị tài sản đặt cọc nếu các bên có thỏa thuận.

Xử lý các trường hợp tranh chấp đặt cọc khi không có thỏa thuận về mức phạt cọc

Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Dự thảo Nghị quyết, trong trường hợp có  tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận khác về xử lý đặt cọc thì việc xử lý được thực hiện như sau:

(1) Trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Dân sự 2015.

(2) Trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.

(3) Trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật Dân sự 2015.

(4) Trong các trường hợp được đề tập tại (1), (2) nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trường hợp do sự kiện.

Trương Quang Vĩnh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,048

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn