Quy định về cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
11/03/2024 19:30 PM

Cho tôi hỏi cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? – Quốc Khánh (Bình Dương)

Quy định về cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Quy định về cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Quy định về cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2021 – 2026 ban hành kèm theo Quyết định 54/2023/QĐ-UBND quy định về cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố:

- Thảo luận và quyết định tại phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố;

- Quyết định bằng phiếu lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố (bằng hồ sơ văn bản giấy hoặc hồ sơ điện tử [trừ hồ sơ mật]) trong một số trường hợp cần thiết, hồ sơ gấp khi Ủy ban nhân dân Thành phố chưa kịp bố trí họp.

Lưu ý: Thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố phải có ý kiến trong 03 ngày làm việc; sau thời hạn trên, các thành viên chậm ý kiến sẽ được cơ quan lấy ý kiến ghi nhận là thống nhất với nội dung cần xin ý kiến. Trường hợp khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phụ trách.

Những vấn đề Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận và quyết định

Những vấn đề Ủy ban nhân dân TPHCM thảo luận và quyết định được quy định tại Điều 4 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2021 – 2026 ban hành kèm theo Quyết định 54/2023/QĐ-UBND như sau:

- Đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố về xây dựng nghị quyết trình Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố.

- Chiến lược; quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm; kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm; quyết toán ngân sách nhà nước để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Tình hình kinh tế - xã hội hằng tháng, hằng quý, 06 tháng, cả năm hoặc những vấn đề quan trọng, đột xuất và những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân Thành phố; việc đề xuất thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố hàng năm; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và việc thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Những vấn đề mà pháp luật quy định Ủy ban nhân dân Thành phố phải thảo luận và quyết nghị.

- Những vấn đề quan trọng cần thiết khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Tại Điều 13 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2021 – 2026 ban hành kèm theo Quyết định 54/2023/QĐ-UBND quy định về hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố như sau:

- Hồ sơ phải đúng thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân Thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thanh phô; nêu rõ nội dung vấn đề trình, căn cứ về thẩm quyền, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, ý kiến của các sở, ban, ngành, địa phương liên quan và đề xuất, kiến nghị rõ phương án, biện pháp giải quyết; phải được người có đủ thẩm quyền ký, đóng dấu đúng quy định và bảo đảm đầy đủ, chất lượng, kịp thời theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.

- Hồ sơ gồm: tờ trình (nêu rõ chính kiến, phương án cụ thể), báo cáo, đề án, dự thảo văn bản (gồm cả dự thảo nghị quyết, kết luận, thông báo kết luận và văn bản chỉ đạo khác của cơ quan có thẩm quyền) kèm theo, ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các tài liệu cần thiết khác (nếu có). Trường hợp tờ trình của báo cáo, đề án trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố có độ dài trên 10 trang A4 thì phải có tờ trình tóm tắt dưới 07 trang A4.

Lưu ý: Đối với các hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có tài liệu kèm theo thì phải tuân theo quy định của pháp luật đó.

- Hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Hội đồng nhân dân Thành phố, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương có liên quan và tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Hồ sơ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước phải được gửi dưới dạng văn bản điện tử có ký số qua Trục liên thông văn bản do Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý, trừ trường hợp có yêu cầu khác. Trường hợp chưa kết nối với Trục liên thông văn bản hoặc văn bản mật thì gửi văn bản giấy.

- Hồ sơ phải được gửi đồng thời đến Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và xử lý khi nhận được hồ sơ điện tử có ký số hoặc hồ sơ giấy, lập danh mục theo dõi quá trình xử lý và được lưu trữ theo quy định.

Đoàn Đức Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,432

Bài viết về

Chính sách mới nổi bật có hiệu lực năm 2024

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn