Sớm có Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các Điều 347, 348, 349, 350 Bộ luật Hình sự

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
28/12/2023 14:45 PM

Tôi nghe sắp có Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các Điều 347, 348, 349, 350 Bộ luật Hình sự đúng không? - Khánh Nam (Bình Thuận)

Sớm có Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các Điều 347, 348, 349, 350 Bộ luật Hình sự

Sớm có Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các Điều 347, 348, 349, 350 Bộ luật Hình sự (Hình từ internet)

Ngày 25/12/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 539/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp lần thứ 8 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)

Sớm có Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các Điều 347, 348, 349, 350 Bộ luật Hình sự

Cụ thể Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Thúc đẩy, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao rà soát, thống nhất để sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các Điều 347, 348, 349, 350 Bộ luật Hình sự trong việc xử lý hành vi môi giới đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU kết quả trước ngày 30/12/2023.

- Chỉ đạo công an địa phương ưu tiên bố trí lực lượng thực hiện các đợt cao điểm từ nay đến ngày 30 tháng 4 năm 2024 trong điều tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền đưa ra truy tố, xét xử các trường hợp vi phạm để răn đe, giáo dục trước ngày 30/4/2024.

- Phối hợp với các địa phương điều tra, xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân có hành vi “hợp thức hóa” hồ sơ vi phạm để xuất khẩu sang thị trường châu Âu theo khuyến nghị của EC, hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU trước ngày 30/4/2024.

Theo đó, các Điều 347, 348, 349, 350 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định các tội sau:

(1) Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 347)

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

(2) Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348)

- Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với từ 05 người đến 10 người;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Đối với 11 người trở lên;

+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

+ Làm chết người.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(3) Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 349)

- Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với từ 05 người đến 10 người;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Đối với 11 người trở lên;

+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

+ Làm chết người.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(4) Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 350)

- Người nào cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với từ 05 người đến 10 người;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Đối với 11 người trở lên;

+ Làm chết người.

Xem thêm Thông báo 539/TB-VPCP ban hành ngày 25/12/2023.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 868

Bài viết về

lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn