Lưu ý về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
15/06/2023 15:54 PM

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông báo 180/TB-BGTVT, trong đó có nội dung một số lưu ý khi đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Lưu ý về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

Lưu ý về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (Hình từ internet)

Đăng kiểm phương tiện giao thông thủy nội địa

Theo Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2019 thì phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.

Căn cứ Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa như sau:

- Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa:

+ Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.

+ Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.

+ Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.

+ Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.

+ Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.

+ Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.

+ Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.

+ Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện.

- Căn cứ đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa là công tác đăng kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT phải được tiến hành theo quy định của các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Phụ lục I của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT.

- Các loại hình kiểm tra phương tiện thủy nội địa:

+ Các loại hình kiểm tra phương tiện bao gồm:

+ Kiểm tra lần đầu, bao gồm: kiểm tra phương tiện khi đóng mới, phương tiện nhập khẩu, phương tiện đăng ký hành chính lần đầu;

+ Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: kiểm tra định kỳ; kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra trung gian;

+ Kiểm tra bất thường theo quy định tại hệ thống quy phạm, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Phụ lục I của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT .

- Nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra được thực hiện theo quy định tại hệ thống quy phạm, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Phụ lục I của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT.

Lưu ý về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

Theo Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4, Mục 5 Thông báo 180/TB-BGTVT liên quan đến đăng kiểm phương tiện thủy nội bộ như sau:

- Đẩy mạnh hơn nữa để đảm bảo không ùn tắc, gây ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp đảm bảo đúng quy định hiện hành.

- Triển khai gấp các giải pháp tuyển thêm người, bố trí, điều động các cán bộ, nhân viên hỗ trợ cho đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

- Đối với phương tiện thủy nội địa chở thép cuộn yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục thực hiện theo các quy định kỹ thuật hiện hành, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép (tại các mục có liên quan để chở thép cuộn) cho tàu chở thép cuộn để kiểm tra tính toán kết cấu, các điều kiện khác theo đề xuất, nhu cầu của doanh nghiệp.

- Đối với đăng kiểm phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá chuyển thành phương tiện thuỷ nội địa, Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện theo thủ tục quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 và Điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT.

- Đối với các việc tồn đọng, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, hiệp hội yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.

- Cục Đăng kiểm Việt Nam khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa (QCVN 72: 2013/BGTVT) và các quy chuẩn kỹ thuật liên quan trình Bộ theo hướng gọn nhất, nhanh nhất, tập trung vào vấn đề nóng nhất, bất cập và nổi cộm nhất (ví dụ: giãn chu kỳ đăng kiểm, kiểm tra trên đà, phương tiện nhập khẩu, phương tiện cao tốc…), không dàn trải, nội dung sửa đổi đề xuất không ảnh hưởng đến doanh nghiệp và chất lượng, an toàn phương tiện.

- Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học về các nội dung nêu tại Mục 4 Văn bản 1668/ĐKVN-TS và các vấn đề nổi cộm trong công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện. Trên cơ sở đề xuất nghiên cứu của các đề tài, giao Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường tổ chức xây dựng kế hoạch nghiên cứu để làm cơ sở xem xét quyết định.

- Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng kế hoạch, đào tạo, huấn luyện bổ sung nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên của các cảng vụ nhằm triển khai tăng cường công tác kiểm tra giữa hai kỳ đăng kiểm.

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,556

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn