Quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc BHXH, BHTN (Hình từ Internet)
Thông tư 23/2022/TT-BLDTBXH |
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội ban hành Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc BHXH, BHTN như sau:
Tại Điều 9 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc Quy trình thực hiện giảm định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp.
- Chuẩn bị giám định tư pháp.
- Thực hiện giám định tư pháp,
- Kết luận giám định tư pháp.
- Lập, bàn giao, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp.
Tại Điều 10 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
- Đơn vị đầu mối có trách nhiệm tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại của người trưng cầu giám định trưng cầu cơ quan, tổ chức giám định theo vụ việc, đơn vị chuyên môn thực hiện giám định.
- Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại của người trưng cầu giám định kèm theo hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có), đơn vị đầu mối có trách nhiệm:
- Lập biên bản giao nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) theo quy định tại Điều 11 Thông tư này; b) Kiểm tra, rà soát nội dung trưng cầu giám định với phạm vi giám định tư pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này:
- Rà soát hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) với hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật ghi trong quyết định trưng cầu giám định và hình thức hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật theo quy định của công tác văn thư, lưu trữ (bản chụp có chứng thực theo quy định,...);
- Trình Thủ trưởng cơ quan hoặc đề nghị tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có văn bản từ chối giám định gửi người trưng cầu giám định nếu nội dung trưng cầu giám định không thuộc phạm vi giám định tại Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH và theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp.
Trường hợp nội dung trưng cầu giám định thuộc phạm vi giám định tại Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH thì:
Trình Thủ trưởng cơ quan giao đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung, quyết định trưng cầu giám định lại.
- Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu dich danh cá nhân thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc, cá nhân nhận quyết định trưng cầu chuyển một bản sao quyết định cho đơn vị đầu mối để theo dõi, tổng hợp;
Đồng thời, báo cáo đơn vị trực tiếp quản lý để bố trí thời gian, tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện giám định; thực hiện trình tự tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.
Căn cứ Điều 11 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có) như sau:
- Trường hợp tiếp nhận trực tiếp đối tượng giám định, thông tin, tải liệu, đổ vật (nếu có), người tiếp nhận thực hiện lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.
- Trường hợp tiếp nhận qua đường bưu chính, người tiếp nhận thực hiện kiểm tra số hiệu của bưu kiện, bảo quản và khi mở niêm phong phải lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.
Căn cứ Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc chuẩn bị giám định như sau:
- Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, đơn vị chuyên môn thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức giám định theo vụ việc được giao thực hiện giám định thực hiện các công việc sau:
+ Lựa chọn, cử người giám định tư pháp trong Danh sách người giảm định tư pháp theo vụ việc đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận để thực hiện giám định tư pháp.
Trường hợp cần thiết có thể cử người giám định tư pháp ngoài danh sách đã được công nhận nhưng phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH để thực hiện giám định.
Trường hợp cử từ 02 người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên, đơn vị được giao thực hiện giảm định phải phân công người chịu trách nhiệm làm đầu mối điều phối thực hiện giám định tư pháp.
+ Xác định phương tiện, thiết bị, dự kiến sử dụng, áp dụng khi thực hiện giám định (nếu có) và thông báo cho người trưng cầu giám định;
+ Xây dựng dự toán chi phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung, yêu cầu giám định;
+ Xác định phương pháp thực hiện giảm định; các bước thực hiện giám định; tiến độ, thời gian dự kiến hoàn thành giám định;
+ Các hoạt động, điều kiện khác để thực hiện giám định.
- Trường hợp trưng cầu trực tiếp người giám định tư pháp theo vụ việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận giám định, thực hiện chuẩn bị giám định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.
Căn cứ Điều 13 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
- Căn cứ từng nội dung được trưng cầu giám định, xem xét đối tượng giảm định và sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đối chiếu nội dung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đổ vật đã được cung cấp với các quy chuẩn chuyên môn để đưa ra nhận xét, đánh giá về những vấn đề có liên quan đến đối tượng cần giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Việc xem xét giám định bao gồm một hoặc một số nội dung sau:
+ Xác định cụ thể các vấn đề cần giám định (hình thức vật mang thông tin và nội dung thông tin cần giám định...);
+ Xác định yếu tố bị xâm phạm; xác định giá trị thiệt hại và các nội dung khác theo yêu cầu của người trung cầu (nếu có).
- Trong trường hợp phát sinh nội dung mới hoặc vấn đề khác trong quá trình thực hiện giảm định, có văn bản thông báo ngay cho người trưng cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết.
- Lập văn bản ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình và kết quả thực hiện giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.
Tại Điều 14 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc kết luận giám định tư pháp như sau:
- Người giám định tư pháp theo vụ việc chỉ kết luận giám định đối với những nội dung yêu cầu giám định thuộc phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.
- Căn cứ kết quả thực hiện giám định tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận đối với từng nội dung yêu cầu giám định cụ thể.
- Kết luận giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.
- Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu trực tiếp cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định thì bản kết luận giám định phải có chữ ký và ghi rõ họ tên của người giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giám định tư pháp.
- Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận cử người giám định, bản kết luận phải có chữ ký, ghi rõ họ tên của người giám định tư pháp theo vụ việc và có xác nhận chữ ký của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc cử người giám định.
- Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận thực hiện giám định thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định tư pháp theo vụ việc, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thủ trưởng các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ký, đóng dấu vào bản kết luận giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp.
Tại Điều 15 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc lập, bàn giao, lưu giữ: khai thác, sử dụng hồ sơ giám định như sau:
- Sau khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể đối tượng, tài liệu giám định không phải giao lại hoặc được thỏa thuận cụ thể tại biên bản do hai bên xác nhận.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo hình thức trực tiếp (mẫu giao nhận thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH) hoặc qua đường bưu chính theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu.
- Người giám định tư pháp theo vụ việc, người được giao làm đầu mối điều phối thực hiện giám định lập hồ sơ giám định tư pháp. Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm các tài liệu sau:
+ Quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có) và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo
+ Người giám định tư pháp theo vụ việc chỉ kết luận giám định đối với những nội dung yêu cầu giám định thuộc phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.
+ Văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc giao thực hiện giám định tư pháp (nếu có);
+ Văn bản của đơn vị được giao giám định tư pháp về việc cử người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định (nếu có);
+ Biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có);
+ Đề cương giám định;
+ Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc thuê máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
+ Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
+ Bản ảnh giám định (nếu có);
+ Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết quả giảm định lại (nếu có);
+ Tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện giám định (nếu có).
- Bản giao hồ sơ giám định
+ Hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân người thực hiện giám định;
+ Hồ sơ giám định tư pháp do tập thể giám định được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân được giao làm đầu mối điều phối thực hiện.
- Đơn vị chuyên môn và các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận bản giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp
+ Đơn vị nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc
dân sự,
+ Người giám định tư pháp theo vụ việc được khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp đối với vụ việc mà họ thực hiện để phục vụ hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng..
Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/01/2023.