Ngày 30/11/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 13/2022/TT-BYT về quy trình, biểu mẫu giám định pháp y, thời hạn, nhân lực thực hiện giám định pháp y.
Trong đó quy định nguyên tắc, quy trình giám định pháp y tử thi tại Phụ lục 1 Thông tư 13/2022/TT-BYT như sau:
- Khám từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong.
- Tùy theo nội dung quyết định trưng cầu mà GĐV thực hiện khám nghiệm bên ngoài, khám nghiệm từng phần hay toàn bộ tử thi.
Nguyên tắc, quy trình khám nghiệm giám định tử thi (Hình từ Internet)
* Nhận dạng tử thi
- Mô tả tư thế tử thi.
- Mô tả sự liên quan giữa tử thi và hiện trường (nếu khám nghiệm ở hiện trường).
- Mô tả đặc điểm trang phục: Màu sắc, cũ mới, kiểu quần áo, nhãn hiệu quần áo,... Dấu vết trên quần áo.
- Mô tả các vật dụng, tư trang, giấy tờ của nạn nhân; vị trí của tư trang trên tử thi, tại hiện trường,...
- Xác định giới tính tử thi.
- Đánh giá tình trạng tử thi: Thể trạng (cao, thấp, gầy, béo,...); lạnh tử thi; đo thân nhiệt tử thi (nếu cần thiết).
- Đánh giá tình trạng cứng tử thi, hoen tử thi (đặc điểm, vị trí, mức độ, giai đoạn); tình trạng phân hủy tử thi.
- Mô tả tóc: Độ dài, thẳng quăn, màu tóc.
- Mô tả mắt, lông mày, tai, mũi, miệng, cằm.
- Mô tả đặc điểm răng: Răng thật, răng giả, loại răng giả,…
- Mô tả các vết sẹo, các vết xăm, các dị tật, dị dạng (nếu có),…
* Kiểm tra, đánh giá bên ngoài tử thi
- Kiểm tra và mô tả đầu, mặt, mắt (niêm mạc mắt, kết mạc, đồng tử), lỗ tai, lỗ mũi, miệng, cổ, toàn thân, các chi theo nguyên tắc từ trước ra sau, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mô tả các đặc điểm tổn thương về vị trí, kích thước, màu sắc, tính chất tùy theo loại hình,...
- Kiểm tra vùng cổ: Mô tả các dấu vết tổn thương, đặc điểm, tính chất.
- Kiểm tra vùng ngực, bụng, lưng, mông: Mô tả các dấu vết tổn thương, đặc điểm, tính chất.
- Kiểm tra, đánh giá tay, chân: Lòng bàn tay, bàn chân, móng tay, móng chân, nếp bẹn,...
- Kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài, hậu môn.
* Đầu:
- Đánh giá tình trạng da, cơ vùng đầu (bình thường, tụ máu,…).
- Đánh giá tình trạng xương sọ (bình thường, dị tật, vỡ xương,...).
- Đánh giá tình trạng não: Màng não, nhu mô não, tiểu não, cầu não, hành não, các não thất, hệ mạch máu não,…
* Cổ:
- Kiểm tra đánh giá tổ chức phần mềm dưới da, cơ.
- Kiểm tra đánh giá lưỡi, cuống lưỡi, thành sau họng.
- Kiểm tra đánh giá xương móng, sụn giáp, sụn nhẫn, tuyến giáp.
- Kiểm tra, đánh giá khí quản.
- Kiểm tra đánh giá bó mạch cảnh hai bên.
- Kiểm tra đánh giá cột sống cổ.
* Ngực:
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng tổ chức dưới da, cơ thành ngực.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng hệ thống xương sườn, xương ức, tuyến ức.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng hố ngực, màng phổi, dịch màng phổi.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng phổi: Bề mặt phổi, diện cắt, mật độ nhu mô phổi, lòng khí phế quản, các mạch máu ở phổi.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng tim: Màng ngoài tim, lượng dịch khoang màng ngoài tim, hình thể, kích thước tim, bề mặt tim, các thành tim, cơ tim, cột cơ, dây chằng, van tim, buồng tim, tình trạng các mạch vành, lòng các gốc động mạch, tĩnh mạch buồng tim.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng cơ hoành.
- Kiểm tra, đánh giá cột sống ngực.
* Bụng:
- Kiểm tra, đánh giá da, tổ chức dưới da, cơ thành bụng, tình trạng ổ bụng, mạc nối, các tạng trong ổ bụng: gan, túi mật, đường mật; lách, tụy, dạ dày và chất chứa trong dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, thận và thượng thận, bàng quang.
- Kiểm tra, đánh giá âm đạo, tử cung, buồng trứng (đối với nữ).
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng các mạch máu ở bụng.
- Kiểm tra, đánh giá khung chậu.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng cột sống thắt lưng.
* Tay, chân:
Các tổn thương rách da, bầm tụ máu dưới da, gãy xương để xác định tổn thương có trước chết hay sau chết (GĐV cần rạch bộc lộ tổn thương để đánh giá).
- Tùy từng trường hợp, GĐV quyết định việc thu mẫu và chỉ định xét nghiệm bổ sung/giám định khác phù hợp:
+ Thu mẫu tại các vị trí nghi ngờ tổn thương để làm xét nghiệm/giám định mô bệnh học.
+ Thu phủ tạng và máu, chất chứa trong dạ dày, nước tiểu, phân để làm xét nghiệm/giám định độc chất, xét nghiệm vi sinh,…
+ Thu mẫu máu để làm xét nghiệm nhóm máu, bệnh truyền nhiễm.
+ Thu chất dịch âm đạo để làm xét nghiệm tinh trùng, xét nghiệm/giám định ADN, xét nghiệm bệnh truyền nhiễm,...
+ Thu mẫu dấu vết ở tay qua băng dính, cắt móng tay.
+ Thu mẫu làm các xét nghiệm khác (nếu cần).
- Niêm phong, bảo quản, bàn giao mẫu theo quy định.
- Khâu vết mổ và các vết thương nếu có.
- Vệ sinh sơ bộ tử thi.
- Họp hội đồng khám nghiệm giải quyết các yêu cầu của giám định (nếu cần).
- Sau khi khám nghiệm tử thi cần có đánh giá, nhận định sơ bộ.
- Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV).
- Trường hợp cần thiết, GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
Trong trường hợp cần thiết, GĐV có thể đề nghị được tham gia khám nghiệm hiện trường hoặc nghiên cứu hiện trường.
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
- Kết quả khám nghiệm tử thi.
- Kết quả xét nghiệm bổ sung, giám định khác: mô bệnh học, độc chất, ADN...
- Kết quả giám định mẫu vật, kết quả thực nghiệm (nếu có).
- Kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khám nghiệm hiện trường (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời nội dung các câu hỏi theo quyết định trưng cầu giám định.
Mẫu số 14a - Kết luận giám định tử thi |
Thông tư 13/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.
Như Mai