Mức hỗ trợ kinh phí học tập, nghiên cứu cho người học tiến sĩ trong nước

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
16/06/2022 13:34 PM

Thông tư 30/2022/TT-BTC quy định hỗ trợ kinh phí học tập, nghiên cứu cho người học tiến sĩ tập trung toàn thời gian ở trong nước như sau:

Mức hỗ trợ kinh phí học tập, nghiên cứu cho người học tiến sĩ trong nước

Mức hỗ trợ kinh phí học tập, nghiên cứu cho người học tiến sĩ trong nước (Ảnh minh họa)

1. Hỗ trợ kinh phí để người học tiến sĩ trong nước thực hiện đề tài luận án

Theo đó, hỗ trợ kinh phí để người học tiến sĩ thực hiện đề tài luận án, tham dự hội thảo, hội nghị ở trong nước, cụ thể như sau:

- Nhóm ngành Y dược, Thể dục, Thể thao, Nghệ thuật: 20 triệu đồng/người học/năm.

- Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ; nông, lâm, thủy sản: 18 triệu đồng/người học/năm.

- Nhóm ngành Khoa học xã hội, kinh tế, luật; khách sạn, du lịch và nhóm ngành khác: 13 triệu đồng/người học/ năm.

Thời gian hỗ trợ: Trong thời gian học tại cơ sở đào tạo (không quá 4 năm).

2. Hỗ trợ kinh phí để người học tiến sĩ trong nước đăng bài báo khoa học quốc tế

Cụ thể, hỗ trợ kinh phí để người học đăng bài báo khoa học quốc tế, tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế và đi thực tập ngắn hạn ở nước ngoài như sau: 

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% phí công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học và công nghệ uy tín quốc tế thuộc danh mục cơ sở dữ liệu các tạp chí khoa học của Web of Science theo mức thông báo của tạp chí khoa học và công nghệ quốc tế với tư cách là tác giả chính hoặc tác giả liên hệ.

- Người học có kết quả học tập đáp ứng các điều kiện theo Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT, được mời đi tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế hoặc đi thực tập ngắn hạn ở nước ngoài được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đi lại và sinh hoạt phí (tối đa không quá 01 lần trong cả thời gian đào tạo) theo quy định tại Thông tư 102/2012/TT-BTC

Trong trường hợp người học được các tổ chức khác hỗ trợ các chi phí liên quan đến việc tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế hoặc thực tập ngắn hạn thì ngân sách nhà nước sẽ không hỗ trợ các chi phí người học đã được tài trợ.

Các cơ sở giáo dục đại học cử giảng viên đi học có trách nhiệm căn cứ vào các quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT và các quy định tại Thông tư 30/2022/TT-BTC để xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và quy chế hỗ trợ đối với người học đáp ứng các điều kiện để được nhận hỗ trợ theo các nội dung nêu trên và thông báo công khai trước khi thực hiện.

Ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học cử giảng viên đi học có thể huy động từ các nguồn đóng góp, hợp pháp khác để hỗ trợ kinh phí học tập, nghiên cứu cho người học theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Đối với phương thức liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước thì nội dung và mức chi hỗ trợ thực hiện như người học tiến sĩ trong nước. 

Thông tư 30/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/7/2022.

>>> Xem thêm: Xếp hạng giảng viên có bằng tiến sỹ như thế nào? Thu nhập của giảng viên có bằng tiến sỹ có thể lên đến 80 triệu đồng/tháng?

Điều kiện riêng biệt nào để cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ theo quy định mới nhất năm 2022?

Các điều kiện chung nào để cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ theo quy định mới nhất năm 2022?

Chí Nhân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,065

Bài viết về

Cán bộ, công chức, viên chức

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn