Phương thức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu từ 02/01/2022 (Ảnh minh họa)
Trong đó, phương thức trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu là một trong những quy định đáng chú ý tại Thông tư này, cụ thể:
(1) Quỹ bình ổn giá xăng dầu là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và giá bán của thương nhân đầu mối được trích lập bằng một khoản tiền:
- Các loại xăng, dầu điêzen, dầu hỏa: 300 đồng/ lít
- Các loại dầu mazut: 300 đồng/kg
Việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở.
(2) Mức trích lập được điều chỉnh phù hợp với thực tế tại thời điểm điều hành giá xăng dầu như sau:
- Điều chỉnh giảm mức trích lập hoặc tạm dừng trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu dưới mức quy định khi:
+ Các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng, dầu kỳ công bố tăng trên 5% so với giá cơ sở xăng dầu công bố kỳ trước
+ Việc tăng giá xăng, dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
- Điều chỉnh tăng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu cao hơn mức quy định khi:
+ Các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu kỳ công bố giảm trên 5% so với giá cơ sở xăng dầu công bố kỳ trước
+ Căn cứ trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tình hình thực tế tại thời điểm công bố giá cơ sở xăng dầu.
(Thông tư liên tịch 39/2014/TTLT-BCT-BTC hiện hành thì mức tăng của giá cơ sở xăng dầu để giảm mức trích lập là 7%, việc trích lập khi giá giảm sẽ phụ thuộc vào Liên Bộ Công thương - Tài chính)
+ Bộ Công Thương căn cứ số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tình hình thực tế tại thời điểm điều hành giá xăng dầu, diễn biến giá cơ sở xăng dầu và ý kiến của Bộ Tài chính để quyết định mức trích lập phù hợp với diễn biến của thị trường
(3) Tổng mức trích lập trong kỳ của thương nhân đầu mối được xác định bằng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng, dầu quy định của Bộ Công Thương nhân (x) với sản lượng xăng, dầu thực tế đã tiêu thụ tại thị trường nội địa trong kỳ của thương nhân đầu mối.
Xem thêm Thông tư 103/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/01/2022.
Lý Hải