Tè bậy nơi công cộng: Phạt ai - Ai phạt?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
17/01/2022 16:44 PM

Tè bậy nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan. Vậy tè bậy bị xử lý như thế nào? Ai có quyền xử phạt?

Mức phạt của hành vi tè bậy nơi công cộng (Ảnh minh họa)

1. Tè bậy bị phạt bao nhiêu?

Theo khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP quy định phạt từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định (như tè bậy,...) tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Như vậy, người nào có hành vi tè bậy sẽ bị phạt tối đa 250.000 đồng.

2. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi tè bậy

Nghị định 155/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP) quy định thẩm quyền xử phạt đối với hành vi tè bậy như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

- Công an nhân dân:

+ Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

+ Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ.

+ Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất.

+ Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ.

+ Giám đốc Công an cấp tỉnh.

+ Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ.

- Thanh tra chuyên ngành:

+ Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ.

+ Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.

+ Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.

+ Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.

+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thanh tra chuyên ngành thủy sản, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 47 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 21,534

Bài viết về

lĩnh vực Vi phạm hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]