Miễn kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (Ảnh minh hoạ).
Theo đó, quy định các bộ, công chức, viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật trong các trường hợp sau đây:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008:
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
………
Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật dân sự khi thi hành công vụ.
“Trước đó, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm kỷ luật nếu được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật nếu được cấp có thẩm quyền xác nhận có hành vi vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thực hiện công việc, nhiệm vụ”.
- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời (Trước đây không có quy định này).
Nghị định 112/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 20/09/2020.
Thùy Liên