Sắp có Nghị định mới về quản lý thuế với DN có giao dịch liên kết

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
11/09/2020 09:39 AM

Triển khai Luật Quản lý thuế 2019, trên cơ sở đánh giá, thực hiện Nghị định 20/2017/NĐ-CP, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định mới về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Dự thảo Nghị định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết và tài liệu kèm theo

Sắp có Nghị định mới về quản lý thuế với DN có giao dịch liên kết

Sắp có Nghị định mới về quản lý thuế với DN có giao dịch liên kết (Ảnh minh họa)

Theo đó, dự thảo Nghị định mới sẽ bao gồm 03 Chương, 15 Điều với các nội dung chủ yếu sau:

1. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Kế thừa Nghị định 20/2017, dự thảo Nghị định đã quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng như sau:

- Về phạm vi điều chỉnh:

Nghị định này quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định yếu tố hình thành giá giao dịch liên kết; nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá của giao dịch liên kết và kê khai nộp thuế; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; trong đó,các giao dịch liên kết gồm các giao dịch phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế có quan hệ liên kết gồm: mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

- Về đối tượng áp dụng:

Là các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; các cơ quan nhà nước và các tổ chức cá nhân có liên quan

2. Về nguyên tắc áp dụng

Luật Quản lý thuế 2019 đã bổ sung khái niệm, nguyên tắc kê khai, quản lý thuế áp dụng đối với doanh nghiệp có quan hệ liên kết, bao gồm

+ Nguyên tắc giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tại các Điều 3, Điều 5 và Điều 42;

+ Nguyên tắc ấn định thuế tại các Điều 49, Điều 50 và giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này.

Nội dung hướng dẫn tại Nghị định sẽ làm rõ nội hàm của các nguyên tắc quản lý đối với doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết phù hợp thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia, vùng lãnh thổ và Diễn đàn hợp tác đa phương về thuế để chống xói mòn nguồn thu (BEPS). 

3. V quy đnh xác định các bên có quan hệ liên kết

Kế thừa khái niệm các bên liên kết đã được nêu trong Nghị định 20/2017 và trong các Hiệp định thuế, căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp về người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu; Chuẩn mực Kế toán số 26 quy định về các bên liên quan cũng như thực tế quản lý và tham khảo thông lệ quốc tế, dự thảo Nghị định đưa ra quy định về các bên liên kết gồm 02 khoản quy định chung và quy định cụ thể về các trường hợp được xác định  liên kết.

Dự thảo Nghị định quy định về các bên liên kết theo nguyên tắc chung gồm: (i) một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia; hoặc (ii) các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Đồng thời, để người nộp thuế  đối chiếu, kiểm tra xem doanh nghiệp có thuộc phạm vi áp dụng của của Nghị định hay không và cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được các doanh nghiệp liên kết, ngăn ngừa hiện tượng chuyển giá, tránh thuế TNDN gây thất thu cho ngân sách nhà nước, Nghị định quy định cụ thể các trường hợp được xác định là các bên liên kết gồm 10 trường hợp trong đó gồm:

- 04 trường hợp liên kết về vốn;

- 05 trường hợp liên kết thông qua sự điều hành, kiểm soát;

- 01 trường hợp liên kết khác (doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia).

Quy định cũng bổ sung thêm các tập đoàn, tổng công ty, nhóm công ty liên kết gồm các bên liên kết nhằm làm rõ khái niệm, tạo thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan thuế và thực tiễn thực hiện của người nộp thuế.  

4. Về quy định phân tích so sánh và lựa chọn các phương pháp xác định giá của giao dịch liên kết

Để đảm bảo cho người nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện việc xác định tính phù hợp, hợp lý của giá giao dịch liên kết theo một nguyên tắc, quy trình phân tích so sánh chung, dự thảo Nghị định quy định nguyên tắc phân tích so sánh, nội dung phân tích  và quy trình phân tích so sánh để lựa chọn đối tượng so sánh độc lập làm căn cứ so sánh, điều chỉnh đối với giá giao dịch liên kết.

Quy định việc phân tích so sánh và lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tại dự thảo Nghị định mang tính nguyên tắc chung và trình Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn cách phân tích so sánh, lựa chọn đối tượng độc lập so sánh, sử dụng phương pháp toán xác xuất thống kê để tính toán khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn theo thông lệ.

Về phương pháp xác định giá giao dịch liên kết, dự thảo Nghị định quy định các nhóm phương pháp xác định giá giao dịch liên kết (thông lệ quốc tế cơ quan thuế các nước và hướng dẫn chung của OECD về giá chuyển nhượng đối với các doanh nghiệp đa quốc gia cũng áp dụng các phương pháp này).

Trong thực tế, các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới và các doanh nghiệp có quan hệ liên kết tại Việt Nam hiểu và áp dụng kê khai với cơ quan thuế. Các phương pháp này cũng đảm bảo hài hòa về công tác kê khai cho người nộp thuế và các bên liên kết (sử dụng cùng phương pháp kê khai cho giao dịch liên kết của người nộp thuế tại Việt Nam và bên liên kết tại nước sở tại).

5. Xác đnh chi phí đ tính thuế đi vi doanh nghip có giao dịch liên kết

Trong thực tế các tập đoàn đa quốc gia thực hiện sắp xếp các giao dịch, ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ trong nội bộ tập đoàn nhưng bản chất thực tế không cung cấp dịch vụ này hoặc các dịch vụ xét về bản chất phục vụ cho mục tiêu quản trị của công ty mẹ, phục vụ lợi ích cổ đông, dịch vụ phục vụ lợi ích hoặc tạo giá trị cho các bên liên kết khác...

Vì vậy, để đảm bảo xác định đúng nghĩa vụ thuế TNDN, tránh thất thu NSNN, dự thảo Nghị định đưa ra quy định về điều kiện để các khoản chi phí dịch vụ thanh toán cho bên liên kết được trừ vào chi phí tính thuế trong kỳ và các khoản chi phí dịch vụ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Riêng đối với quy định về chi phí lãi vay, qua 03 năm thực hiện đã mang lại kết quả trong công tác đấu tranh chống chuyển giá, nguồn thu từ chi phí lãi vay không chỉ đóng góp trực tiếp vào số thu ngân sách nhà nước mà còn phục vụ mục tiêu quan trọng hơn là ngăn ngừa việc chuyển lợi nhuận thu được thông qua công cụ lãi vay.

Tuy nhiên, quy định  về khống chế chi phí lãi vay không quá 20% lần đầu áp dụng nên không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình triển khai, mà lý do chính của doanh nghiệp Việt Nam là vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp. Do khoảng cách về phát triển giữa Việt Nam và các nước OECD nên trong thời gian tới cần có sự áp dụng chuẩn mực quốc tế một các phù hợp với điều kiện của Việt Nam, theo đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thời gian lớn mạnh tranh thủ nguồn vốn để đầu tư và chuyển đổi dần cơ cấu huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ sửa khoản 3 Điều 8 theo hướng điều chỉnh nâng mức khống chế từ 20% lên 30% lãi vay thuần, chuyển chi phí 05 năm và mở rộng đối tượng miễn áp dụng quy định khống chế. Các nội dung này cũng đã được Chính phủ chấp thuận và ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020.

6. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định, quản lý giá giao dịch liên kết

Tại các Điều 3, Điều 42, Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cơ sở dữ liệu thương mại sử dụng trong kê khai, quản lý đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết, theo đó đã bổ sung khái niệm và quyền của cơ quan quản lý thuế và hải quan trong việc mua và sử dụng cơ sở dữ liệu thương mại trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm và kết quả quản lý chuyển giá của các quốc gia tiên tiến trên thế giới và tổng kết thực tiễn áp dụng quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Việt Nam.

7. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế

Theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế có trách nhiệm tự khai, tự tính, tự nộp chính xác, trung thực đối với nghĩa vụ thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế không tuân thủ thì cơ quan thuế áp dụng các biện pháp xử lý trong đó có biện pháp ấn định về thuế.

Về việc nộp và lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp có giao dịch liên kết, tại các Điều 12, Điều 17, Điều 43 Luật Quản lý thuế 2019 đã bổ sung quy định người nộp thuế có phát sinh quan hệ và giao dịch liên kết phải có nghĩa vụ kê khai, lưu giữ và cung cấp hồ sơ thông tin về xác định giá giao dịch liên kết, trong đó bao gồm cả Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của tập đoàn, công ty mẹ tối cao nhằm phục vụ công tác quản lý của cơ quan thuế, công tác trao đổi thông tin về các đối tượng doanh nghiệp đa quốc gia có quy mô lớn theo tiến trình cam kết tham gia Diễn đàn cam kết chung IF của Việt Nam.

Đối với Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của các công ty mẹ tối cao có doanh thu hợp nhất toàn cầu áp dụng theo ngưỡng chung trên thế giới là 750 triệu Euro (tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng) đã được các nước thành viên BEPS IF thống nhất áp dụng trong chính sách quản lý nội địa và hướng tới cơ chế trao đổi thông tin tự động trong giai đoạn 2019 – 2020. Từ góc độ hội nhập thuế quốc tế, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để sửa đổi, bổ sung quy định về kê khai Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia phù hợp cam kết quốc tế tại các diễn đàn BEPS mà Việt Nam là thành viên (Diễn đàn cam kết chung IF; trao đổi thông tin toàn cầu GF).

8. Các trường hợp miễn kê khai

Tại Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 đã bổ sung quy định người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro chuyển giá thấp được áp dụng cơ chế đơn giản hoá trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết nhằm giảm gánh nặng chi phí tuân thủ đối với cả doanh nghiệp và cơ quan thuế.

Quy định này kế thừa các trường hợp miễn trừ đã quy định tại Nghị định 20/2017 tương ứng theo ngưỡng doanh thu, ngưỡng giá trị giao dịch liên kết, mức tỷ suất lợi nhuận và trường hợp đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) với Cơ quan thuế.

9. Về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế

Dự thảo Nghị định quy định nghĩa vụ trong kê khai giao dịch liên kết và nghĩa vụ chứng minh giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc giao dịch độc lập thuộc về người nộp thuế.

Do đó, căn cứ quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, dự thảo Nghị định quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý giá chuyển nhượng của các giao dịch liên kết theo hướng: quản lý giá giao dịch liên kết theo rủi ro. Tuy nhiên, trong trường hợp người nộp thuế không tuân thủ việc nộp tờ khai, kê khai thuế đối với giao dịch liên kết theo quy định, cơ quan thuế thực hiện quyền ấn định thuế.

Đồng thời, dự thảo Nghị định kế thừa các quy định tại Nghị định 20/2017 về  trách nhiệm của cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

10. V điều khoản thi hành

- Nghị định có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Ngày có hiệu lực cụ thể, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ rà soát sau khi dự thảo Nghị định được Chính phủ thông qua.

- Về điều khoản chuyển tiếp liên quan đến Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017 thì tiếp tục xử lý theo quy định của Nghị định 68/2020 được thực hiện cho đến khi hết thời hạn bù trừ.

Xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Nghị định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 8,241

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn