Thời gian tính hưởng phụ cấp, trợ cấp với CBCC vùng đặc biệt khó khăn

10/10/2019 09:32 AM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo đó, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:

- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;

- Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

- Tính theo tháng:

+ Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính;

+ Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.

- Tính theo năm:

+ Dưới 03 tháng thì không tính;

+ Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;

+ Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.

Bên cạnh đó, quy định thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp theo quy định, gồm:

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.

Nghị định 76/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2019 và bãi bỏ Nghị định 116/2010/NĐ-CP, Nghị định 64/2009/NĐ-CP và Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14 Nghị định 61/2006/NĐ-CPNghị định 19/2013/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Đang làm Bí thư Đoàn thanh niên tại xã vừa được công nhận là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có được nhận trợ cấp thu hút không?

Phạm Hồng

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 9,703

Bài viết về

Cán bộ, công chức, viên chức

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn