Tải App trên Android

Lịch sử và cơ sở pháp lý của Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11

08/11/2016 09:47 AM

Ngày 09/11/1946 là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được ban hành.

Sau này, ngày 09/11 hàng năm được chọn làm Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hay gọi ngắn gọn là Ngày Pháp luật Việt Nam hoặc Ngày Pháp luật); lần đầu tiên kỷ niệm ngày này là năm 2013 (ngày 09/11/2013)

Đây là ngày trong năm để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Ngày pháp luật Việt Nam

Về cơ sở pháp lý, ngày Pháp luật Việt Nam được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:

(i) Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;

(ii) Chương 2 (Điều 5, 6 và 7) của Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trên thế giới có khoảng 40 quốc gia có Ngày Pháp luật, còn ở Việt Nam, ý tưởng tổ chức Ngày Pháp luật bắt nguồn từ sáng kiến của các địa phương, từ các tỉnh Hà Tây, Long An, Tiền Giang…

Ban đầu, ngày này chỉ được tổ chức trong các cơ quan, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức như một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung, để họ được phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới được ban hành trong lĩnh vực quản lý, hoạt động của mình, từ năm 2010, mô hình Ngày Pháp luật đã được lan tỏa ra hầu hết các Bộ, các ngành và tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thanh Hữu

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 17,241

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]